Ấn Độ đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng vũ trụ

Thủ tướng Ấn Độ đã dự lễ khởi công xây dựng tổ hợp phóng mới của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tại thị trấn Kulasekarapattinam thuộc huyện Thoothukudi, bang Tamil Nadu, miền Nam nước này.

Thủ tướng Narendra Modi (trái) và Chủ tịch ISRO S. Somanath. (Nguồn: PTI)
Thủ tướng Narendra Modi (trái) và Chủ tịch ISRO S. Somanath. (Nguồn: PTI)

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 28/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã dự lễ khởi công xây dựng tổ hợp phóng mới của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tại thị trấn Kulasekarapattinam thuộc huyện Thoothukudi, bang Tamil Nadu, miền Nam nước này.

Cơ sở trị giá gần 120 triệu USD dự kiến là nơi diễn ra 24 vụ phóng/năm.

Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch ISRO S.Somanath cho biết quá trình xây dựng tổ hợp phóng tên lửa mới dự kiến hoàn thành trong 2 năm.

Ông nêu rõ tổ hợp phóng này được xây dựng để phóng Phương tiện phóng vệ tinh nhỏ (SSLV)," đồng thời bày tỏ hy vọng các tên lửa tư nhân đang được chế tạo trong nước cũng sẽ được phóng lên từ đây.

Cùng ngày, Thủ tướng Modi cũng dự lễ khởi công nhiều dự án khác tại Thoothukudi, với tổng chi phí khoảng 2,1 tỷ USD.

Theo ông Modi, Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư khoảng 18 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng đường bộ của bang Tamil Nadu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.