Thiếu toalét - một chuyện tưởng tầm phào hóa ra lại gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với Ấn Độ bởi theo tính toán Ngân hàng Thế giới (WB) nước này bị tổn thất tới 54 tỷ USD chỉ vì “chuyện vặt” này.
Báo cáo của WB nêu rõ việc thiếu vệ sinh đã dẫn tới tình trạng chết yểu, các khoản chi phí rất tổn kém cho việc điều trị bệnh tật, lãng phí thời gian cũng như giảm thu nhập từ khách du lịch nước ngoài là những nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Ông Christopher Juan Costain, giám đốc Chương trình của Liên hợp quốc về nước và vệ sinh khu vực Nam Á cho biết ảnh hưởng của tình trạng mất vệ sinh kéo dài nhiều thập kỷ qua ở Ấn Độ tác động mạnh nhất tới những người nghèo và trẻ em.
Các chuyên gia của WB cho biết mỗi năm tại Ấn Độ có tới 450.000 trường hợp tử vong vì bệnh tiêu chảy do nhiều người chưa có ý thức tốt về vệ sinh, không rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu các hệ thống thoát nước hoặc có song ít tác dụng.
Chỉ riêng thiệt hại kinh tế do tình trang chết yểu, chi phí điều trị các căn bệnh do thiếu vệ sinh gây ra như tiêu chảy, sốt rét, đau mắt hột, giun sán cũng như lãng phí thời gian cũng đã lên tới 38,5 tỷ USD.
Trong khi đó, khoảng thời gian phải tìm kiếm, chờ đợi đến lượt được “sung sướng” ở nơi trống vắng so với những người có toalét trong nhà riêng của họ cũng gây thiệt hại tới khoảng 10,7 tỷ USD.
Việc thiếu các toalét tạị các trường phổ thông hoặc nơi làm việc cũng gây thiệt hại kinh tế vì các nữ sinh hoặc phụ nữ không muốn đi học hay làm việc ở những nơi “thiếu tiện nghi” như vậy.
Ngoài ra, việc thiếu vệ sinh cũng khiến người nước ngoài ngần ngại tới Ấn Độ, và điều này gây thiệt hại cho ngành du lịch Ấn Độ mỗi năm khoảng 250 triệu USD./.
Báo cáo của WB nêu rõ việc thiếu vệ sinh đã dẫn tới tình trạng chết yểu, các khoản chi phí rất tổn kém cho việc điều trị bệnh tật, lãng phí thời gian cũng như giảm thu nhập từ khách du lịch nước ngoài là những nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Ông Christopher Juan Costain, giám đốc Chương trình của Liên hợp quốc về nước và vệ sinh khu vực Nam Á cho biết ảnh hưởng của tình trạng mất vệ sinh kéo dài nhiều thập kỷ qua ở Ấn Độ tác động mạnh nhất tới những người nghèo và trẻ em.
Các chuyên gia của WB cho biết mỗi năm tại Ấn Độ có tới 450.000 trường hợp tử vong vì bệnh tiêu chảy do nhiều người chưa có ý thức tốt về vệ sinh, không rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu các hệ thống thoát nước hoặc có song ít tác dụng.
Chỉ riêng thiệt hại kinh tế do tình trang chết yểu, chi phí điều trị các căn bệnh do thiếu vệ sinh gây ra như tiêu chảy, sốt rét, đau mắt hột, giun sán cũng như lãng phí thời gian cũng đã lên tới 38,5 tỷ USD.
Trong khi đó, khoảng thời gian phải tìm kiếm, chờ đợi đến lượt được “sung sướng” ở nơi trống vắng so với những người có toalét trong nhà riêng của họ cũng gây thiệt hại tới khoảng 10,7 tỷ USD.
Việc thiếu các toalét tạị các trường phổ thông hoặc nơi làm việc cũng gây thiệt hại kinh tế vì các nữ sinh hoặc phụ nữ không muốn đi học hay làm việc ở những nơi “thiếu tiện nghi” như vậy.
Ngoài ra, việc thiếu vệ sinh cũng khiến người nước ngoài ngần ngại tới Ấn Độ, và điều này gây thiệt hại cho ngành du lịch Ấn Độ mỗi năm khoảng 250 triệu USD./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)