Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 9/9, Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh thứ 100 với việc đưa hai vệ tinh nước ngoài lên quỹ đạo từ bãi phóng ở Sriharikota, ngoài khơi bang Andhra Pradesh.
Bệ phóng vệ tinh của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã đưa vệ tinh SPOT 6 của Pháp và vệ tinh Proiteres của Nhật Bản lên quỹ đạo 18 phút sau khi bấm nút phóng lúc 9 giờ 53 phút sáng 9/9.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đánh giá kết quả vụ phóng vệ tinh nói trên là “thành công ngoạn mục.”
Ông chúc mừng Bộ phụ trách về vũ trụ và tất cả các thành viên của ISRO về thành công này; đánh giá thành công của vụ phóng vệ tinh nói trên như một cột mốc về khả năng chinh phục không gian của Ấn Độ và coi đây là sự chứng nhận về sức cạnh tranh thương mại của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ và góp phần phát triển ngành công nghệ sáng tạo và tài năng của Ấn Độ.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau vụ phóng vệ tinh, Giám đốc ISRO K. Radhakrishnan cho biết cơ quan này đã phóng thành công 62 vệ tinh, một môđun và 37 tên lửa, đạt kỷ lục 100 vụ phóng thành công vào ngày 9/9 kể từ khi ISRO tiến hành vụ phóng vệ tinh đầu tiên bằng tên lửa của Nga ngày 19/4/1975./.
Bệ phóng vệ tinh của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã đưa vệ tinh SPOT 6 của Pháp và vệ tinh Proiteres của Nhật Bản lên quỹ đạo 18 phút sau khi bấm nút phóng lúc 9 giờ 53 phút sáng 9/9.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đánh giá kết quả vụ phóng vệ tinh nói trên là “thành công ngoạn mục.”
Ông chúc mừng Bộ phụ trách về vũ trụ và tất cả các thành viên của ISRO về thành công này; đánh giá thành công của vụ phóng vệ tinh nói trên như một cột mốc về khả năng chinh phục không gian của Ấn Độ và coi đây là sự chứng nhận về sức cạnh tranh thương mại của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ và góp phần phát triển ngành công nghệ sáng tạo và tài năng của Ấn Độ.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau vụ phóng vệ tinh, Giám đốc ISRO K. Radhakrishnan cho biết cơ quan này đã phóng thành công 62 vệ tinh, một môđun và 37 tên lửa, đạt kỷ lục 100 vụ phóng thành công vào ngày 9/9 kể từ khi ISRO tiến hành vụ phóng vệ tinh đầu tiên bằng tên lửa của Nga ngày 19/4/1975./.
(TTXVN)