Ngay trong tuần này, nội các Ấn Độ có thể quyết định mở cửa thị trường bán lẻ rộng lớn cho các tập đoàn bán lẻ lớn, như Wal-Mart và Tesco, trong nỗ lực cải cách táo bạo nhưng gây nhiều tranh cãi của chính phủ nước này.
Các công ty đa quốc gia nước ngoài trong nhiều năm qua đã vận động hành lang để được phép bán hàng trực tiếp cho 1,2 tỷ người tiêu dùng Ấn Độ, nhằm tiếp cận thị trường bán lẻ theo ước tính của công ty tư vấn McKinsey trị giá 450 tỷ USD/năm này.
Chính phủ Ấn Độ cũng có thể nâng mức hạn chế đầu tư nước ngoài từ 51% hiện nay lên 100% đối với các tập đoàn bán lẻ. Sự thay đổi chính sách trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ sẽ mang lại cơ hội lớn cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, như Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), chinh phục thị trường Ấn Độ vào thời điểm các thị trường phương Tây đang bão hòa.
Để xoa dịu dư luận phản đối trong nước, Nội các Ấn Độ cũng sẽ yêu cầu các tập đoàn bán lẻ nước ngoài phải lấy một mức tối thiểu các sản phẩm - ước khoảng 30% - từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ Ấn Độ dự kiến có thể đề nghị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đầu tư 100 triệu USD tại Ấn Độ.
Hiện tại, các tập đoàn bán lẻ đa thương hiệu nước ngoài lớn hoạt động tại Ấn Độ với tư cách các nhà bán buôn, chứ chưa được phép bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hầu hết người tiêu dùng Ấn Độ vẫn mua hàng tại các chợ địa phương.
Thành viên ban giám đốc Hiệp hội bán lẻ Ấn Độ, Gibson Vedamani, nhận định nếu đề xuất trên được thông qua, người tiêu dùng Ấn Độ sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Những người ủng đề xuất này cho rằng việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn nước ngoài cũng là một cách tăng hiệu quả chuỗi cung ứng thực phẩm, giúp làm giảm giá cả và tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ hiện xấp xỉ 10%.
Tham gia đầy đủ vào chuỗi bán lẻ quốc tế cũng sẽ giúp Ấn Độ cải tiến những phương pháp bảo quản và vận tải, giảm bớt tình trạng hư hỏng kéo dài cũng như đảm bảo sự tươi sống của thực phẩm.
Tuy nhiên, những người chỉ trích đề xuất này tỏ ra lo ngại những công ty thương mại nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ phá sản. Tuy vậy, giới phân tích lưu ý rằng ngay cả khi được Chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thông qua, kế hoạch mở cửa thị trường bán lẻ này cũng sẽ vấp phải thách thức không nhỏ tại Quốc hội./.
Các công ty đa quốc gia nước ngoài trong nhiều năm qua đã vận động hành lang để được phép bán hàng trực tiếp cho 1,2 tỷ người tiêu dùng Ấn Độ, nhằm tiếp cận thị trường bán lẻ theo ước tính của công ty tư vấn McKinsey trị giá 450 tỷ USD/năm này.
Chính phủ Ấn Độ cũng có thể nâng mức hạn chế đầu tư nước ngoài từ 51% hiện nay lên 100% đối với các tập đoàn bán lẻ. Sự thay đổi chính sách trong lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ sẽ mang lại cơ hội lớn cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, như Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), chinh phục thị trường Ấn Độ vào thời điểm các thị trường phương Tây đang bão hòa.
Để xoa dịu dư luận phản đối trong nước, Nội các Ấn Độ cũng sẽ yêu cầu các tập đoàn bán lẻ nước ngoài phải lấy một mức tối thiểu các sản phẩm - ước khoảng 30% - từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ Ấn Độ dự kiến có thể đề nghị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đầu tư 100 triệu USD tại Ấn Độ.
Hiện tại, các tập đoàn bán lẻ đa thương hiệu nước ngoài lớn hoạt động tại Ấn Độ với tư cách các nhà bán buôn, chứ chưa được phép bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hầu hết người tiêu dùng Ấn Độ vẫn mua hàng tại các chợ địa phương.
Thành viên ban giám đốc Hiệp hội bán lẻ Ấn Độ, Gibson Vedamani, nhận định nếu đề xuất trên được thông qua, người tiêu dùng Ấn Độ sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Những người ủng đề xuất này cho rằng việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn nước ngoài cũng là một cách tăng hiệu quả chuỗi cung ứng thực phẩm, giúp làm giảm giá cả và tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ hiện xấp xỉ 10%.
Tham gia đầy đủ vào chuỗi bán lẻ quốc tế cũng sẽ giúp Ấn Độ cải tiến những phương pháp bảo quản và vận tải, giảm bớt tình trạng hư hỏng kéo dài cũng như đảm bảo sự tươi sống của thực phẩm.
Tuy nhiên, những người chỉ trích đề xuất này tỏ ra lo ngại những công ty thương mại nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ phá sản. Tuy vậy, giới phân tích lưu ý rằng ngay cả khi được Chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thông qua, kế hoạch mở cửa thị trường bán lẻ này cũng sẽ vấp phải thách thức không nhỏ tại Quốc hội./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)