Trước tình hình thời tiết phức tạp, hiện nay, diện tích rừng, đồi núi ở tỉnh An Giang đang ở mức dự báo cháy cấp V - cấp cháy cực kỳ nguy hiểm, tỉnh An Giang đã quyết định tạm đóng cửa, ngưng các hoạt động trong rừng; tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy; tổ chức trực, tuần tra 24/24 giờ trong ngày.
An Giang hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16.958 ha, trong đó diện tích có rừng 12.458ha, bao gồm rừng đồi núi và rừng tràm ở đồng bằng. Đặc biệt, trong số này, lực lượng chức năng đã khoang vùng 7.347 ha rừng nằm trong tình trạng cấp cháy cực kỳ nguy hiểm, cấp cháy V; tập trung nhiều nhất là huyện Tịnh Biên có 2.912ha, huyện Tri Tôn có 4.335ha, thị xã Châu Đốc có 100ha.
Do đặc thù là tỉnh phát triển mạnh du lịch tâm linh nên hàng năm, tỉnh An Giang thu hút trên 5 triệu lượt du khách, trong đó có gần 4 triệu lượt du khách hành hương đến các điểm di tích, danh thắng trong rừng và trên núi.
Năm nay do tác động của biến đổi khí hậu, theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn An Giang tình hình thời tiết sẽ diễn biến bất thường nắng nóng gay gắt, kéo dài hơn so với những năm qua nên nguy cơ xảy cháy rất cao.
Tỉnh An Giang đã thống kê, sửa chữa đảm bảo hoạt động tốt 132 máy chữa cháy, trang bị đầy đủ nước cho 600 bồn chứa nước; 4.674 bình xịt, can đựng nước, dao, bàn đập.... trải đều trên các khu vực rừng.
Các hạt kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức 73 chốt bảo vệ và hợp đồng với gần 100 lao động cùng kiểm tra, canh gác rừng cẩn thận, thường xuyên; tuyên truyền cho các hộ sản xuất ven các khu rừng bảo vệ không sử dụng lửa trong quá trình canh tác; tổ chức phát dọn cỏ chăm sóc 1.582ha rừng phòng hộ; xây dựng các tuyến băng trắng và đốt vùng đệm 23ha tại những khu vực trọng điểm vùng đồi núi có tổng chiều dài 13km.
Tỉnh An Giang bố trí trực lực lượng, phương tiện đầy đủ và kiểm tra thường xuyên 24/24 giờ, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 100% diện tích rừng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm nay./.
An Giang hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16.958 ha, trong đó diện tích có rừng 12.458ha, bao gồm rừng đồi núi và rừng tràm ở đồng bằng. Đặc biệt, trong số này, lực lượng chức năng đã khoang vùng 7.347 ha rừng nằm trong tình trạng cấp cháy cực kỳ nguy hiểm, cấp cháy V; tập trung nhiều nhất là huyện Tịnh Biên có 2.912ha, huyện Tri Tôn có 4.335ha, thị xã Châu Đốc có 100ha.
Do đặc thù là tỉnh phát triển mạnh du lịch tâm linh nên hàng năm, tỉnh An Giang thu hút trên 5 triệu lượt du khách, trong đó có gần 4 triệu lượt du khách hành hương đến các điểm di tích, danh thắng trong rừng và trên núi.
Năm nay do tác động của biến đổi khí hậu, theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn An Giang tình hình thời tiết sẽ diễn biến bất thường nắng nóng gay gắt, kéo dài hơn so với những năm qua nên nguy cơ xảy cháy rất cao.
Tỉnh An Giang đã thống kê, sửa chữa đảm bảo hoạt động tốt 132 máy chữa cháy, trang bị đầy đủ nước cho 600 bồn chứa nước; 4.674 bình xịt, can đựng nước, dao, bàn đập.... trải đều trên các khu vực rừng.
Các hạt kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức 73 chốt bảo vệ và hợp đồng với gần 100 lao động cùng kiểm tra, canh gác rừng cẩn thận, thường xuyên; tuyên truyền cho các hộ sản xuất ven các khu rừng bảo vệ không sử dụng lửa trong quá trình canh tác; tổ chức phát dọn cỏ chăm sóc 1.582ha rừng phòng hộ; xây dựng các tuyến băng trắng và đốt vùng đệm 23ha tại những khu vực trọng điểm vùng đồi núi có tổng chiều dài 13km.
Tỉnh An Giang bố trí trực lực lượng, phương tiện đầy đủ và kiểm tra thường xuyên 24/24 giờ, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 100% diện tích rừng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm nay./.
Thu Trang (TTXVN)