Trong bối cảnh trầm buồn của thể loại ảnh báo chí những năm qua, nhiều tâm tư đã được lên tiếng tại cuộc Hội thảo “Tác nghiệp ảnh báo chí: Vấn đề và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội sáng 27/3 để trả lời cho câu hỏi ảnh báo chí Việt Nam đã chuyên nghiệp chưa và làm thế nào để trở nên chuyên nghiệp? {Ảnh báo chí Việt Nam: Mơ về một dĩ vãng “bùng nổ”}Gam màu buồn... Trả lời cho câu hỏi, Việt Nam đang sử dụng ảnh trên báo như thế nào, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến thừa nhận thực tế, chính vì họa sỹ thường là nghiệp dư, làm do thói quen, không học về đồ họa và thư ký tòa soạn không hề có kiến thức về nhiếp ảnh nên ở không ít tờ báo, ảnh một đằng bài một nẻo, hay ảnh chỉ mang tính minh họa, chưa đủ tầm đứng độc lập, từ đó báo loạn màu sắc, thiếu tập trung... Còn nhà báo Việt Văn của Báo Lao động, người từng đoạt được nhiều giải ảnh quốc tế trong những năm gần đây, cũng đánh giá, một thực tế không thể phủ nhận đó là mặt bằng chung của ảnh báo chí Việt Nam còn yếu, những bức ảnh báo chí ấn tượng, phản ánh hiện thực thật sự mạnh mẽ và giàu tính thông tin không nhiều. Tuy các tờ báo lớn đã dành nhiều “đất” hơn cho ảnh, tính thông tin của ảnh cũng được quan tâm hơn nhưng xem ra số người chụp xuất sắc ảnh báo chí còn ít và cũng không đều tay. Thậm chí, theo ông Việt, hiện tượng Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) đoạt giải Nhất ảnh báo chí thế giới danh giá World Press Photo) 2013 ở hạng mục Vấn đề đương đại (Contemporary Issue) cũng chỉ được đánh giá là sự tỏa sáng của một cá nhân chứ chưa đủ sức che lấp cho cả bức tranh mang một gam màu trầm buồn của ảnh báo chí nước nhà. Và vì thế, ông Việt Văn nhận định, ở Việt Nam chưa có phóng viên ảnh nào thể hiện rõ dấu ấn hướng tới việc định hình một phong cách riêng biệt trong ảnh báo chí. “Nhược điểm chung của nhiều phóng viên ảnh Việt Nam không chỉ là chụp ảnh đơn còn nghèo nàn, thiếu thông tin mà chụp ảnh bộ còn tệ hơn. Tính thống nhất trong kết cấu một bộ ảnh cũng chưa được chú ý đúng mức, như phần thông tin đi kèm ảnh và bộ ảnh vẫn thiếu, có khi vẫn chung chung không đủ 6W như cơ bản. Với ảnh báo chí, tính thông tin phải được thể hiện ngay từ tít ảnh,” ông Việt Văn nói. Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đồng tình khi cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho ảnh báo chí trong nước thời gian qua có vẻ èo uột, thiếu sức sống là bởi không chọn được đề tài tốt cũng như phóng viên ảnh chưa thực sự dấn thân, bỏ tâm huyết vào những sự kiện nóng như thiên tai bão lũ, dịch bệnh để chụp lại những hình ảnh mang tính thời sự mà vẫn đậm chất nhân văn. Hội thảo cũng ghi nhận một số ý kiến đề cập đến thực trạng nhiều trang báo vi phạm bản quyền trong việc sử dụng tràn lan ảnh của nhau mà không xin phép hay việc có nên đăng ảnh cá nhân có liên quan đến con người cụ thể lên báo không? [Liên hoan Ảnh và chuyện của các “tay máy tỉnh lẻ”]“Cứu” cách nào? Để ảnh báo chí trong nước chuyên nghiệp hơn và để có đội ngũ phóng viên ảnh chuyên nghiệp ông Việt Văn cho rằng, mọi chuyện vẫn phải bắt đầu từ khâu đào tạo. Theo các chuyên gia, trò không giỏi nếu thầy không giỏi. Vì thế cần các lớp đào tạo làm thầy trước, tiếp đến nếu có thầy giỏi thì tuyển chọn “đầu vào” phải hết sức nghiêm ngặt. Phóng viên ảnh phải là nhà báo với đầy đủ kỹ năng báo chí và con mắt ảnh chứ không phải chỉ là thợ ảnh. “Về phía các tòa soạn, ngoại trừ một số tờ báo lớn đã chú trọng ảnh báo chí, nhiều tòa soạn khác nên thay đổi hẳn quan niệm, phải coi tác phẩm ảnh báo chí thực sự tương đương giá trị như một tác phẩm viết. Không coi nhẹ ảnh báo chí như ảnh minh họa, trang trí nữa...” ông Việt Văn đề xuất. Để hoàn thiện, theo ông Việt Văn cần tổ chức lại cơ cấu bộ máy với nhất thiết phải có tổ phóng viên ảnh, mỗi phóng viên ảnh chuyên sâu một vài lĩnh vực. Ban thư ký tòa soạn cũng cần một biên tập ảnh (photo editer) đã được đào tạo bài bản, có trình độ cao để tuyển chọn, biên tập ảnh phóng viên ảnh gửi về.
Bức ảnh đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới 2013 của Paul Hansen đã chạm tới tận cùng của nỗi đau. (Nguồn: AFP)
Cơ chế trả nhuận ảnh, công tác phí cho phóng viên ảnh cũng cần nâng cao hơn để khuyến khích những tác phẩm tốt.
Dưới góc nhìn của một phóng viên ảnh có kinh nghiệm làm việc cho hãng thông tấn quốc tế Reuters chục năm nay, ông Nguyễn Huy Khâm chia sẻ kinh nghiệm, luôn lưu ý một quan điểm làm việc với người chụp ảnh là “bạn chụp ảnh chứ không phải máy chụp ảnh.”
Theo ông Khâm, người cầm máy cần phải suy nghĩ tính toán và lên kế hoạch trước khi bắt đầu công việc và theo tận cùng câu chuyện bằng ảnh. Thêm nữa, việc “luôn động não và sáng tạo” sẽ góp phần tạo dựng một phong cách riêng biệt và thương hiệu cho mỗi nhiếp ảnh gia.
Ông Khâm cũng đặc biệt lưu ý “sự trung thực trong tác nghiệp, tuyệt đối không tác động đến hiện thực khách quan đã, đang và sẽ xảy ra.”
Bởi việc sắp xếp, dàn dựng trong ảnh báo chí (ngoại trừ ảnh chân dung) là tuyệt đối cấm. Một minh chứng thuyết phục nhất cho vấn đề này là câu chuyện phóng viên ảnh David Lesson (Mỹ) của tờ Dallas Morning News từng đoạt giải ảnh Pulitzer vào năm 2004 cho bộ ảnh những người lính Mỹ ở Iraq.
Một trong số 12 bức ảnh đoạt giải của David chụp hai người lính đang nhảy xuống nước tắm sông trong giờ nghỉ giữa hai cuộc chiến. Khi đó David đã nghe thấy hai người lính rủ nhau đi tắm và một trong hai người tỏ ra chần chừ. Lúc đó, David chỉ muốn giục hai người đi tắm để anh chụp ảnh nhưng thực tế anh chỉ thầm cầu nguyện chứ không nói ra. Và, "Chúa đã giúp anh," như sau này David chia sẻ.
Đến khi bộ ảnh đoạt giải, phóng viên của tờ báo đó đã tìm đến tận nơi để hỏi hai người lính xem có ai sắp xếp cho họ tắm không. Nếu lần đó, David chỉ cần nói một câu thôi thì lập tức giải thưởng của anh đã bị thu hồi và sự nghiệp của anh coi như chấm dứt!
Trong khi đó ở Việt Nam, hiện tượng dàn dựng ảnh báo chí lại diễn ra khá phổ biến. Và nhiều năm nay có quá ít những tác phẩm ảnh khiến người xem rung động hay phải trăn trở, suy tư, chứ chưa nói đến có thể chạm tới tận cùng của cảm xúc.
Cuối cùng, thông điệp mà ông Khâm muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, những người luôn mong muốn sự tiến bộ về nhiếp ảnh đó là điều quan trọng không nằm ở sự thay đổi và tiến bộ của người chụp ảnh mà là sự thay đổi nhận thức và cách dùng ảnh của người chịu trách nhiệm đưa hình ảnh lên các ấn phẩm báo chí.
“Vì thế, điều mà chúng ta cần làm là người phóng viên ảnh, người biên tập ảnh phải biết tự giải phóng mình để đem đến cho người xem sự khác biệt sáng tạo,” ông Khâm nhấn mạnh./.
Dưới góc nhìn của một phóng viên ảnh có kinh nghiệm làm việc cho hãng thông tấn quốc tế Reuters chục năm nay, ông Nguyễn Huy Khâm chia sẻ kinh nghiệm, luôn lưu ý một quan điểm làm việc với người chụp ảnh là “bạn chụp ảnh chứ không phải máy chụp ảnh.”
Theo ông Khâm, người cầm máy cần phải suy nghĩ tính toán và lên kế hoạch trước khi bắt đầu công việc và theo tận cùng câu chuyện bằng ảnh. Thêm nữa, việc “luôn động não và sáng tạo” sẽ góp phần tạo dựng một phong cách riêng biệt và thương hiệu cho mỗi nhiếp ảnh gia.
Ông Khâm cũng đặc biệt lưu ý “sự trung thực trong tác nghiệp, tuyệt đối không tác động đến hiện thực khách quan đã, đang và sẽ xảy ra.”
Bởi việc sắp xếp, dàn dựng trong ảnh báo chí (ngoại trừ ảnh chân dung) là tuyệt đối cấm. Một minh chứng thuyết phục nhất cho vấn đề này là câu chuyện phóng viên ảnh David Lesson (Mỹ) của tờ Dallas Morning News từng đoạt giải ảnh Pulitzer vào năm 2004 cho bộ ảnh những người lính Mỹ ở Iraq.
Một trong số 12 bức ảnh đoạt giải của David chụp hai người lính đang nhảy xuống nước tắm sông trong giờ nghỉ giữa hai cuộc chiến. Khi đó David đã nghe thấy hai người lính rủ nhau đi tắm và một trong hai người tỏ ra chần chừ. Lúc đó, David chỉ muốn giục hai người đi tắm để anh chụp ảnh nhưng thực tế anh chỉ thầm cầu nguyện chứ không nói ra. Và, "Chúa đã giúp anh," như sau này David chia sẻ.
Đến khi bộ ảnh đoạt giải, phóng viên của tờ báo đó đã tìm đến tận nơi để hỏi hai người lính xem có ai sắp xếp cho họ tắm không. Nếu lần đó, David chỉ cần nói một câu thôi thì lập tức giải thưởng của anh đã bị thu hồi và sự nghiệp của anh coi như chấm dứt!
Trong khi đó ở Việt Nam, hiện tượng dàn dựng ảnh báo chí lại diễn ra khá phổ biến. Và nhiều năm nay có quá ít những tác phẩm ảnh khiến người xem rung động hay phải trăn trở, suy tư, chứ chưa nói đến có thể chạm tới tận cùng của cảm xúc.
Cuối cùng, thông điệp mà ông Khâm muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, những người luôn mong muốn sự tiến bộ về nhiếp ảnh đó là điều quan trọng không nằm ở sự thay đổi và tiến bộ của người chụp ảnh mà là sự thay đổi nhận thức và cách dùng ảnh của người chịu trách nhiệm đưa hình ảnh lên các ấn phẩm báo chí.
“Vì thế, điều mà chúng ta cần làm là người phóng viên ảnh, người biên tập ảnh phải biết tự giải phóng mình để đem đến cho người xem sự khác biệt sáng tạo,” ông Khâm nhấn mạnh./.
Xuân Mai (Vietnam+)