Chính phủ Anh ngày 28/7 đã lên tiếng phản đối Tây Ban Nha vì cho rằng các nhà chức trách nước này "cố tình" gây tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường xuyên biên giới giữa Tây Ban Nha và Gibraltar, một vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Anh từ năm 1713.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo, Ngoại trưởng Anh William Hague đã bày tỏ "sự lo ngại nghiêm trọng" về việc này, trong khi Đại sứ Anh tại Madrid cũng thể hiện sự quan ngại với Thứ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha.
Trước đó, Gibraltar cho biết cuối tuần vừa qua, các nhà chức trách Tây Ban Nha đã kiểm tra tất cả mọi phương tiện đi qua biên giới giữa hai bên, gây ra ách tắc kéo dài tới 6 tiếng đồng hồ và làm ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân thường xuyên đi lại qua đây để đến nơi làm việc.
Trong một thông cáo, chính quyền Gibraltar nhấn mạnh: "Thật xấu hổ khi các công dân thuộc Liên minh châu Âu phải đợi gần 6 tiếng đồng hồ mới được qua biên giới từ Gibraltar sang Tây Ban Nha. Chính phủ Tây Ban Nha đã tạo ra sự ách tắc không cần thiết và bắt những người cao tuổi, trẻ em và những người ốm yếu phải chờ đợi dưới trời nắng lên tới 30 độ C."
Chính quyền Gibraltar cũng cho biết sự việc này đã buộc các nhà chức trách Tây Ban Nha phải triển khai một số xe cứu thương để cấp cứu những người gặp vấn đề về sức khỏe. Điều trớ trêu là phần lớn những người phải chịu cảnh tắc nghẽn này lại là các công dân Tây Ban Nha và các phương tiện giao thông đăng ký ở nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết nước này mong muốn phục hồi quyền cơ bản của người dân là được tự do đi lại và đưa hoạt động trên biên giới Gibraltar-Tây Ban Nha trở lại bình thường.
Theo người phát ngôn này, một giải pháp nhanh chóng là điều cần thiết nhằm giải quyết tình trạng rất khó khăn hiện nay và những vấn đề nhân đạo liên quan.
Tây Ban Nha hiện vẫn đang tranh chấp với Anh về chủ quyền đối với bán đảo Gibraltar.
Tuy nhiên, người dân Gibraltar từng phản đối tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha trong hai cuộc trưng cầu ý dân năm 1967 và 2002./.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo, Ngoại trưởng Anh William Hague đã bày tỏ "sự lo ngại nghiêm trọng" về việc này, trong khi Đại sứ Anh tại Madrid cũng thể hiện sự quan ngại với Thứ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha.
Trước đó, Gibraltar cho biết cuối tuần vừa qua, các nhà chức trách Tây Ban Nha đã kiểm tra tất cả mọi phương tiện đi qua biên giới giữa hai bên, gây ra ách tắc kéo dài tới 6 tiếng đồng hồ và làm ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân thường xuyên đi lại qua đây để đến nơi làm việc.
Trong một thông cáo, chính quyền Gibraltar nhấn mạnh: "Thật xấu hổ khi các công dân thuộc Liên minh châu Âu phải đợi gần 6 tiếng đồng hồ mới được qua biên giới từ Gibraltar sang Tây Ban Nha. Chính phủ Tây Ban Nha đã tạo ra sự ách tắc không cần thiết và bắt những người cao tuổi, trẻ em và những người ốm yếu phải chờ đợi dưới trời nắng lên tới 30 độ C."
Chính quyền Gibraltar cũng cho biết sự việc này đã buộc các nhà chức trách Tây Ban Nha phải triển khai một số xe cứu thương để cấp cứu những người gặp vấn đề về sức khỏe. Điều trớ trêu là phần lớn những người phải chịu cảnh tắc nghẽn này lại là các công dân Tây Ban Nha và các phương tiện giao thông đăng ký ở nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết nước này mong muốn phục hồi quyền cơ bản của người dân là được tự do đi lại và đưa hoạt động trên biên giới Gibraltar-Tây Ban Nha trở lại bình thường.
Theo người phát ngôn này, một giải pháp nhanh chóng là điều cần thiết nhằm giải quyết tình trạng rất khó khăn hiện nay và những vấn đề nhân đạo liên quan.
Tây Ban Nha hiện vẫn đang tranh chấp với Anh về chủ quyền đối với bán đảo Gibraltar.
Tuy nhiên, người dân Gibraltar từng phản đối tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha trong hai cuộc trưng cầu ý dân năm 1967 và 2002./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)