Anh tài trợ thử nghiệm vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 trên người

Trong số 45 triệu bảng Anh mà nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London được tài trợ có 41 triệu bảng được chính phủ cấp và 5 triệu bảng do các nhà từ thiện hỗ trợ.
Anh tài trợ thử nghiệm vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 trên người ảnh 1Nghiên cứu vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2. (Nguồn: AFP)

Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London sẽ bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 trong tuần này, với khoản tài trợ trị giá hơn 45 triệu bảng Anh (56,5 triệu USD) từ Chính phủ Anh và các tổ chức từ thiện. 

Đây được coi là những thử nghiệm đầu tiên trên người áp dụng công nghệ mới mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, phát triển và điều chế vắcxin để ứng phó kịp thời trước các căn bệnh mới như bệnh COVID-19.

Trong số 45 triệu bảng Anh mà nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London được tài trợ có 41 triệu bảng được chính phủ cấp và 5 triệu bảng do các nhà từ thiện hỗ trợ.

Giáo sư Robin Shattock thuộc Khoa truyền nhiễm của Đại học Hoàng gia London cho biết thay vì chỉ dùng một phần của virus để điều chế những loại vắcxin thông thường khác, loại vắcxin tiềm năng này sẽ sử dụng các chuỗi tổng hợp của RNA - chất liệu di truyền của virus được bao bọc trong các phân tử chất béo rất nhỏ. Khi được tiêm vào cơ thể, nó sẽ chỉ đạo các tế bào cơ sản xuất ra protein virus để phòng chống nhiễm bệnh trong tương lai.

[Anh chi thêm 84 triệu bảng đầu tư nghiên cứu sản xuất vắcxin COVID-19]

Khi thử nghiệm trên động vật, loại vắcxin này được chứng minh là an toàn và cho thấy "những dấu hiệu tích cực của một phản ứng miễn dịch hiệu quả."

Trong các cuộc thử nghiệm ban đầu, khoảng 300 tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ tiếp nhận 2 liều vắcxin, từ đó các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ an toàn cũng như khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả của vắcxin này trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.

Nếu kết quả đạt được như kỳ vọng, các thử nghiệm quy mô lớn hơn trên khoảng 6.000 người sẽ được tiến hành vào cuối năm nay.

Cho tới nay, đã có hơn 100 loại vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn phát triển trên toàn thế giới, trong đó một số vắcxin của các công ty AstraZeneca, Pfizer, BioNtech, Johnson & Johnson, Merck, Moderna, Sanofi và CanSino Biologics đã được thử nghiệm trên người.

Giám đốc điều hành của Hiệp hội Miễn dịch học Anh Doug Brown đánh giá cao vắcxin mà Đại học Hoàng gia Anh đang phát triển, nhấn mạnh càng nhiều phương pháp tiếp cận đồng nghĩa cơ hội thành công càng cao./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.