Các nhà khoa học của Anh đã xác định được một loại gen làm chậm lại quá trình di căn của ung thư tuyến tụy, mở đường cho việc điều trị trúng đích một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất.
Sau khi phát hiện được gen mang tên USP9X trong nghiên cứu về ung thư tuyến tụy ở chuột, nhóm nghiên cứu quốc tế nói trên phát hiện gen này cũng đóng một vai trò ở người.
Nhà nghiên cứu David Tuveson, giáo sư thuộc Viện nghiên cứu Cambridge Anh Quốc nói với AFP hôm 29/4: “Chúng tôi đã nghiên cứu các mẫu phẩm ung thư ở người và phát hiện ra rằng loại gen này biến mất ở một số bệnh nhân, những người trong tình trạng sức khỏe hết sức tồi tệ và tử vong nhanh chóng.”
Bên cạnh đó, những bệnh nhân có các mức gen nói trên thấp đã tử vong rất nhanh sau phẫu thuật và những bệnh nhân bị di căn mạnh vào lúc chết cũng có rất ít loại protein này.
Người ta đã biết đến sự tồn tại của gen USP9X trước đây, ở trong tất cả các tế bào nhưng lại biến mất trong một số tế bào ung thư, tuy nhiên không phải với vai trò như một nhân tố kiềm chế ung thư.
Ba loại gen kiềm chế ung thư tuyến tụy khác cũng đã được phát hiện nhưng loại gen này đặc biệt ở chỗ nếu không có nó sẽ có thể gây ra sự di căn khiến bệnh nhân tử vong.
Ông Tuveson khẳng định phát hiện này đồng nghĩa với việc “chúng ta có thể làm thức tỉnh gen USP9X bằng các loại thuốc được biết đến như là các tác nhân điều biến biểu sinh (epigenetic modulator).”
Ung thư tuyến tụy khiến khoảng 96% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm sau khi phát hiện. Đây là một trong những tỷ lệ tử vong cao nhất do ung thư, trong khi việc chẩn đoán rất khó khăn vì vậy bệnh thường được phát hiện sau khi ung thư đã di căn./.
Sau khi phát hiện được gen mang tên USP9X trong nghiên cứu về ung thư tuyến tụy ở chuột, nhóm nghiên cứu quốc tế nói trên phát hiện gen này cũng đóng một vai trò ở người.
Nhà nghiên cứu David Tuveson, giáo sư thuộc Viện nghiên cứu Cambridge Anh Quốc nói với AFP hôm 29/4: “Chúng tôi đã nghiên cứu các mẫu phẩm ung thư ở người và phát hiện ra rằng loại gen này biến mất ở một số bệnh nhân, những người trong tình trạng sức khỏe hết sức tồi tệ và tử vong nhanh chóng.”
Bên cạnh đó, những bệnh nhân có các mức gen nói trên thấp đã tử vong rất nhanh sau phẫu thuật và những bệnh nhân bị di căn mạnh vào lúc chết cũng có rất ít loại protein này.
Người ta đã biết đến sự tồn tại của gen USP9X trước đây, ở trong tất cả các tế bào nhưng lại biến mất trong một số tế bào ung thư, tuy nhiên không phải với vai trò như một nhân tố kiềm chế ung thư.
Ba loại gen kiềm chế ung thư tuyến tụy khác cũng đã được phát hiện nhưng loại gen này đặc biệt ở chỗ nếu không có nó sẽ có thể gây ra sự di căn khiến bệnh nhân tử vong.
Ông Tuveson khẳng định phát hiện này đồng nghĩa với việc “chúng ta có thể làm thức tỉnh gen USP9X bằng các loại thuốc được biết đến như là các tác nhân điều biến biểu sinh (epigenetic modulator).”
Ung thư tuyến tụy khiến khoảng 96% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm sau khi phát hiện. Đây là một trong những tỷ lệ tử vong cao nhất do ung thư, trong khi việc chẩn đoán rất khó khăn vì vậy bệnh thường được phát hiện sau khi ung thư đã di căn./.
Huy Lê (Vietnam+)