Với bốn nhóm vấn đề chính là chia sẻ kinh nghiệm về tìm kiếm, cứu nạn; quy trình tìm kiếm, cứu nạn và ứng dụng công nghệ, công cụ mới; nỗ lực của cộng đồng quốc tế về tìm kiếm, cứu nạn trên biển và hợp tác APEC về tìm kiếm, cứu nạn trên biển, hội thảo quốc tế "Xây dựng năng lực APEC về tìm kiếm và cứu nạn trên biển" đã khai mạc ngày 18/7 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Hội thảo hai ngày này nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) do Việt Nam phối hợp với các thành viên Nhật Bản, Australia và Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa trên biển chiếm đến hơn 90% tổng số giao dịch thương mại của toàn cầu. Tuy nhiên, tác động của thiên tai trên biển gây ra làm tiêu tốn nhiều sức lực, tiền của; công tác cứu hộ, cứu nạn cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với trên đất liền.
Các đại biểu quốc tế cho rằng tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực cho các nước thành viên về tìm kiếm, cứu nạn trên biển rất cần thiết vì các thành viên APEC đều nằm quanh vành đai Thái Bình Dương - khu vực gánh chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới.
Hội thảo là cơ hội để thành viên trao đổi, chia sẻ thông tin về cơ chế, quy định trong cứu hộ, cứu nạn nội địa cũng như có sự tham gia hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn của đối tác nước ngoài nhằm tăng cường hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, thời gian qua, Việt Nam đối mặt với nhiều tai nạn, sự cố trên biển gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phát triển kinh tế. Đứng trước thách thức đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang dành nhiều nguồn lực, chính sách ưu tiên cho công tác cứu hộ, cứu nạn nói chung và trên biển nói riêng như nâng cao năng lực cho đội ngũ cứu hộ, cứu nạn; hợp tác quốc tế và khu vực về cứu hộ, cứu nạn.
Bà Pannapa Na Nan, Cục Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai Thái Lan chia sẻ ngoài việc chú trọng đến xây dựng chương trình phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tổng thể, dài hạn, Thái Lan xây dựng đội ngũ y tế chuyên ngành về cứu hộ, cứu nạn trên biển và xây dựng hơn 6.200 mô hình trong cộng đồng "biết tự cứu mình khi có thiên tai xảy ra"./.
Hội thảo hai ngày này nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) do Việt Nam phối hợp với các thành viên Nhật Bản, Australia và Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa trên biển chiếm đến hơn 90% tổng số giao dịch thương mại của toàn cầu. Tuy nhiên, tác động của thiên tai trên biển gây ra làm tiêu tốn nhiều sức lực, tiền của; công tác cứu hộ, cứu nạn cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với trên đất liền.
Các đại biểu quốc tế cho rằng tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực cho các nước thành viên về tìm kiếm, cứu nạn trên biển rất cần thiết vì các thành viên APEC đều nằm quanh vành đai Thái Bình Dương - khu vực gánh chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới.
Hội thảo là cơ hội để thành viên trao đổi, chia sẻ thông tin về cơ chế, quy định trong cứu hộ, cứu nạn nội địa cũng như có sự tham gia hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn của đối tác nước ngoài nhằm tăng cường hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, thời gian qua, Việt Nam đối mặt với nhiều tai nạn, sự cố trên biển gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phát triển kinh tế. Đứng trước thách thức đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang dành nhiều nguồn lực, chính sách ưu tiên cho công tác cứu hộ, cứu nạn nói chung và trên biển nói riêng như nâng cao năng lực cho đội ngũ cứu hộ, cứu nạn; hợp tác quốc tế và khu vực về cứu hộ, cứu nạn.
Bà Pannapa Na Nan, Cục Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai Thái Lan chia sẻ ngoài việc chú trọng đến xây dựng chương trình phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tổng thể, dài hạn, Thái Lan xây dựng đội ngũ y tế chuyên ngành về cứu hộ, cứu nạn trên biển và xây dựng hơn 6.200 mô hình trong cộng đồng "biết tự cứu mình khi có thiên tai xảy ra"./.
Nguyên Lý (TTXVN)