Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 và các Hội nghị liên quan, diễn ra từ 1-8/10 tại Bali, Indonesia, ngày 6/10 cũng tại đây đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC với sự tham dự của trên 1.000 nhà quản lý doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Bali, Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2013 với chủ đề “Hướng tới trụ vững và tăng trưởng: Tái khẳng định các ưu tiên cho kinh tế toàn cầu” là một sự kiện thương mại hàng đầu của khu vực, để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm hướng tới tăng cường hợp tác vì phát triển và thịnh vượng chung.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono đã nhiệt liệt chào đón các đại diện cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời khẳng định cộng đồng doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong việc thực hiện và đạt được mục đích của Hội nghị thượng đỉnh APEC nói riêng và APEC nói chung là tạo ra một nền tảng duy nhất để thảo luận về tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần đạt được tăng trưởng toàn diện bền vững trên toàn cầu, hợp tác cùng hướng tới một thế giới linh hoạt hơn, xây dựng cầu nối để phát triển và tạo ra nhiều cơ hội cho thương mại và đầu tư vì lợi ích của mọi người dân.
Tổng thống Yudhoyono bày tỏ tin tưởng với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, APEC có thể định hình lại tương lai của mình để làm cho các nền kinh tế thành viên nói riêng và nền kinh tế APEC nói chung trở nên vững vàng hơn và mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp.
Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2013 cũng là một cơ hội để giới thiệu sự tăng trưởng mạnh mẽ và khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của khu vực tư nhân, nhất là trong bối cảnh một số nền kinh tế APEC phát triển đang lấy lại được đà tăng trưởng, còn các nền kinh tế APEC đang nổi cần tiếp tục có được những động lực cho tăng trưởng và APEC đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, kinh tế và thương mại toàn cầu, khi chiếm trên 54% GDP và 44% thương mại thế giới, được dự đoán sẽ tăng trưởng 6,3% năm 2013 và 6,6% năm 2014.
Bản thân trong APEC, thương mại nội khối đã tăng gần 7 lần kể từ năm 1989, đạt 11.000 tỷ USD năm 2011, biểu thuế quan trung bình đã giảm gần 70% trong vòng 25 năm qua, trong đó chỉ riêng hai vòng đàm phán thành công cắt giảm 5% thuế quan đã tiết kiệm được gần 59 tỷ USD cho các giao dịch thương mại.
Tổng thống Yudhoyono đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tăng cường hợp tác, tham gia và đóng góp vào việc thực hiện đòi hỏi-mục tiêu chung của APEC, bao gồm ngăn ngặn các chính sách mang tính chất bảo hộ mậu dịch; tăng cường đầu tư, duy trì tăng trưởng và tạo việc làm trong khu vực; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tăng cường kết nối; đảm bảo tăng trưởng bền vững và công bằng; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khu vực tư nhân; đảm bảo ổn định tài chính; phát triển cho tất cả, trong đó có mạng lưới an sinh xã hội cho mọi người dân; và tăng cường sự hợp tác và đối thoại.
Tổng thống Yudhoyono tin tưởng rằng Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2013 cũng như cộng đồng doanh nghiệp APEC sẽ đóng góp không nhỏ vào thành thành công của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013 có chủ đề “Châu Á-Thái Bình Dương tự cường: Động lực tăng trưởng của toàn cầu” với ba mục tiêu chủ chốt là Thực hiệc các mục tiêu Bogor, Tăng trưởng bền vững và công bằng,và Tăng cường kết nối khu vực.
Trong khuôn khổ của hội nghị sẽ diễn ra các cuộc thảo luận, đối thoại, hội thảo, tọa đàm và thuyết trình về các chủ đề, bao gồm thực trạng, các mối đe dọa và tác động của căng thẳng địa chính trí đối với kinh tế toàn cầu hiện nay; triển vọng tăng trưởng toàn cầu; tăng trưởng toàn diện; những thách thức chính đối với thương mại tự do toàn cầu; tác động của sự đổi mới đối với khả năng cạnh tranh và tăng trưởng; kết nối khu vực châu Á Thái Bình Dương; Châu Á-Thái Bình Dương cần chuẩn bị gì cho tương lai; chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe; mối quan hệ giữa đầu tư, nguồn nhân lực và phát triển; tương lai thị trường nội khối APEC; triển vọng kinh tế Trung Quốc và những cơ hội mới cho tăng trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương./.
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Bali, Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2013 với chủ đề “Hướng tới trụ vững và tăng trưởng: Tái khẳng định các ưu tiên cho kinh tế toàn cầu” là một sự kiện thương mại hàng đầu của khu vực, để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm hướng tới tăng cường hợp tác vì phát triển và thịnh vượng chung.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono đã nhiệt liệt chào đón các đại diện cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời khẳng định cộng đồng doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong việc thực hiện và đạt được mục đích của Hội nghị thượng đỉnh APEC nói riêng và APEC nói chung là tạo ra một nền tảng duy nhất để thảo luận về tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần đạt được tăng trưởng toàn diện bền vững trên toàn cầu, hợp tác cùng hướng tới một thế giới linh hoạt hơn, xây dựng cầu nối để phát triển và tạo ra nhiều cơ hội cho thương mại và đầu tư vì lợi ích của mọi người dân.
Tổng thống Yudhoyono bày tỏ tin tưởng với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, APEC có thể định hình lại tương lai của mình để làm cho các nền kinh tế thành viên nói riêng và nền kinh tế APEC nói chung trở nên vững vàng hơn và mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp.
Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2013 cũng là một cơ hội để giới thiệu sự tăng trưởng mạnh mẽ và khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của khu vực tư nhân, nhất là trong bối cảnh một số nền kinh tế APEC phát triển đang lấy lại được đà tăng trưởng, còn các nền kinh tế APEC đang nổi cần tiếp tục có được những động lực cho tăng trưởng và APEC đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, kinh tế và thương mại toàn cầu, khi chiếm trên 54% GDP và 44% thương mại thế giới, được dự đoán sẽ tăng trưởng 6,3% năm 2013 và 6,6% năm 2014.
Bản thân trong APEC, thương mại nội khối đã tăng gần 7 lần kể từ năm 1989, đạt 11.000 tỷ USD năm 2011, biểu thuế quan trung bình đã giảm gần 70% trong vòng 25 năm qua, trong đó chỉ riêng hai vòng đàm phán thành công cắt giảm 5% thuế quan đã tiết kiệm được gần 59 tỷ USD cho các giao dịch thương mại.
Tổng thống Yudhoyono đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tăng cường hợp tác, tham gia và đóng góp vào việc thực hiện đòi hỏi-mục tiêu chung của APEC, bao gồm ngăn ngặn các chính sách mang tính chất bảo hộ mậu dịch; tăng cường đầu tư, duy trì tăng trưởng và tạo việc làm trong khu vực; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tăng cường kết nối; đảm bảo tăng trưởng bền vững và công bằng; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khu vực tư nhân; đảm bảo ổn định tài chính; phát triển cho tất cả, trong đó có mạng lưới an sinh xã hội cho mọi người dân; và tăng cường sự hợp tác và đối thoại.
Tổng thống Yudhoyono tin tưởng rằng Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2013 cũng như cộng đồng doanh nghiệp APEC sẽ đóng góp không nhỏ vào thành thành công của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013 có chủ đề “Châu Á-Thái Bình Dương tự cường: Động lực tăng trưởng của toàn cầu” với ba mục tiêu chủ chốt là Thực hiệc các mục tiêu Bogor, Tăng trưởng bền vững và công bằng,và Tăng cường kết nối khu vực.
Trong khuôn khổ của hội nghị sẽ diễn ra các cuộc thảo luận, đối thoại, hội thảo, tọa đàm và thuyết trình về các chủ đề, bao gồm thực trạng, các mối đe dọa và tác động của căng thẳng địa chính trí đối với kinh tế toàn cầu hiện nay; triển vọng tăng trưởng toàn cầu; tăng trưởng toàn diện; những thách thức chính đối với thương mại tự do toàn cầu; tác động của sự đổi mới đối với khả năng cạnh tranh và tăng trưởng; kết nối khu vực châu Á Thái Bình Dương; Châu Á-Thái Bình Dương cần chuẩn bị gì cho tương lai; chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe; mối quan hệ giữa đầu tư, nguồn nhân lực và phát triển; tương lai thị trường nội khối APEC; triển vọng kinh tế Trung Quốc và những cơ hội mới cho tăng trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương./.
(TTXVN)