Argentina lại thắng kiện trước “quỹ kền kền” NML

Tòa án Bỉ ra phán quyết dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của Argentina tại Bỉ theo yêu cầu của “quỹ kền kền” NML Capital Ltd.
Tòa án tối cao Bỉ vừa ra phán quyết dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài khoản ngânhàng của Argentina tại Bỉ theo yêu cầu của “quỹ kền kền” NML Capital Ltd, đồngthời buộc quỹ đầu tư này phải chịu toàn bộ án phí trong vụ kiện Argentina chưathanh toán trái phiếu đã mua trước khi Buenos Aires tuyên bố vỡ nợ năm 2001.

Trong một thông cáo, Bộ ngoại giao Argentina cho biết quyết định của tòaán Bỉ dựa trên lập luận của Argentina rằng theo Công ước Vienna về quan hệ ngoạigiao năm 1961, tài sản của cơ quan ngoại giao không thể bị trưng thu để bắt nợtrừ trường hợp có sự đồng ý một cách rõ ràng.

Trước đó, ngày 15/12, Tòa án quốc tế về luật biển tại thành phố Hamburg(Đức) đã ra phán quyết yêu cầu Ghana thả chiếc tàu chiến Libertad của Argentinabị bắt nợ tại nước này căn cứ đề nghị của NML Capital, vì theo Công ước của Liênhợp quốc về luật biển năm 1982, tầu chiến được quy chế miễn trừ chủ quyền.

NML Capital có trụ sở tại quần đảo Cayman, một thuộc địa của Anh, và thuộcsở hữu của tỷ phú người Mỹ Paul Singer, người chuyên mua trái phiếu tại thịtrường thứ cấp với giá rẻ mạt so với giá trị mặt tại các nền kinh tế sắp bị vỡnợ nhằm trục lợi.

Như vậy cho đến nay Argentina đã đương đầu thành công với tất cả các vụxiết nợ do các quỹ kền kền thực hiện.

Tuần trước, ông Cephas Lumina, chuyên gia của Liên hợp quốc về nợ nướcngoài và nhân quyền, đã kêu gọi các chính phủ trên thế giới không cho phép cácquỹ kền kền mua nợ của các doanh nghiệp và nhà nước gặp khó khăn tài chính trênthị trường thứ cấp.

Các quỹ này mua nợ với giá thấp hơn nhiều giá mặt và sau đó tìm cách thuđược toàn bộ giá mặt cùng với lãi suất và tiền phạt thông qua kiện tụng tại tòaán.

Theo ông Lumina, trong khi phần lớn (93%) các chủ nợ đồng ý nhận 30% giámặt, điều cho phép Argentina khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, NML Capital lạiphản đối tham gia kế hoạch tái cơ cấu nợ do Buenos Aires triển khai năm 2005 và2010.

Ông nhắc lại Nguyên tắc của Liên hợp quốc về nợ nước ngoài và nhân quyền rằng trongcác thỏa thuận vay nợ cần phải quy định rõ ràng việc cấm bán nợ cho bên thứ 3nếu không được Nhà nước đi vay nợ cho phép. Bên cạnh đó, không nên bán “nợ chủquyền” (Sovereign Debts) cho các chủ nợ đã từng phản đối tham gia tái cơ cấu nợ.

Ông khẳng định giảm gánh nặng nợ nần và tăng khả năng tài chính sẽ gópphần tạo ra các điều kiện cần thiết để thực hiện tất cả các quyền con người, đặcbiệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa./.

Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)

Trung Quốc vẫn là "quán quân" đầu tư sản xuất chip

Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) cho hay Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về đầu tư vào thiết bị sản xuất chip máy tính mới trong năm 2025, mặc dù có sự sụt giảm đáng kể so với năm trước.