Trong một phát biểu được phát trên Đài Phát thanh "La Red" ở thủ đô Buenos Airesngày 11/3, Đại sứ Argentina tại Anh, bà Alicia Castro, nhấn mạnh Argentina tôntrọng nguyện vọng tiếp tục là công dân Anh của người dân trên đảo Malvinas, songnhấn mạnh lãnh thổ mà họ sinh sống không phải là của Anh.
Bà cũng khẳng định cuộc trưng cầu ý dân nói trên là một hành động tự phát từphía người dân, không có sự triệu tập hay giám sát của Liên hợp quốc và do đókhông có giá trị pháp lý.
Những tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Argentina được đưa ra sau khi tronghai ngày 10-11/3, người dân sinh sống trên quần đảo tranh chấp giữa Anh vàArgentina đã tham gia cuộc trưng cầu ý dân để quyết định tương lai quần đảo này.
Theo tin mới nhất, kết quả kiểm 92% số phiếu cho thấy đa số người dân trên quầnđảo này mong muốn duy trì quy chế là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh với tỷ lệủng hộ lên tới 98,8%.
Quần đảo Malvinas/Falkland bị quân đội Anh chiếm từ năm 1833. Đến năm 1982,Argentina tấn công quân đồn trú của Anh nhưng chỉ chiếm giữ quần đảo này trong74 ngày, sau đó lại bị đánh bại. Cuộc xung đột vũ trang này đã cướp đi sinh mạngcủa 649 binh sĩ Argentina và 255 lính Anh.
Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện phápgiải quyết hòa bình tranh chấp, nhưng Chính phủ Anh cho rằng không tồn tại tranhchấp về chủ quyền quần đảo Falkland và chỉ thảo luận với Argentina về vấn đề nàykhi người dân tại đây thể hiện mong muốn.
[Quần đảo tranh chấp Anh-Argentina trưng cầu ý dân]
Bất đồng ngoại giao giữa Argentina và Anh gia tăng căng thẳng kể từ năm 2010,khi London cho phép tiến hành hoạt động thăm dò dầu mỏ tại vùng biển quanh quầnđảo tranh chấp.
Với tổng diện tích vùng biển bao quanh có khả năng khai thác dầu khí lên tới400.000km2, Malvinas/Falkland được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng dầu khíkhổng lồ.
Thời gian gần đây, Argentina đã gia tăng nỗ lực nhằm giành lại chủ quyền đối vớiquần đảo Malvinas. Tổng thống nước này Cristina Fernández hồi tháng 6/2012 đã cóphát biểu tại Đại Hội đồng và Ủy ban Phi thực dân hóa của Liên hợp quốc, cáobuộc Anh "làm ngơ một cách có hệ thống" các nghị quyết của Liên hợp quốc liênquan đến quần đảo này ./.