Argentina phát hiện xương hóa thạch của loài ếch thời tiền sử

Trang tin của Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hóa thạch đã được phát hiện ở độ sâu 44m dưới lòng đất tại San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180km về phía Bắc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: deccanherald)
Ảnh minh họa. (Nguồn: deccanherald)

Các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện xương hóa thạch của loài ếch tồn tại cách đây 2 triệu năm.

Trong thông báo ngày 8/6, trang tin của Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hóa thạch đã được phát hiện ở độ sâu 44m dưới lòng đất tại San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180km về phía Bắc.

Hóa thạch này bao gồm xương chân trước rất nhỏ của động vật lưỡng cư, khác hẳn với ếch sừng và ếch cây.

Dù kích cỡ của hóa thạch nhỏ, song các nhà khoa học vẫn có thể xác định được loài ếch do Anuras - nhóm lưỡng cư không đuôi gồm ếch và cóc- có cấu trúc đặc biệt ở khuỷu chân trước. Đây là nét đặc trưng giúp loài ếch có thể di chuyển linh hoạt.

[Đa số các loài động vật lưỡng cư có thể phát sáng trong bóng tối]

Federico Agnolin, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên Argentina, cho biết các nhà khoa học có rất ít thông tin về các loài ếch và cóc của thời tiền sử.

Chúng đều là những động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu và môi trường, do đó chúng sẽ là nguồn thông tin quan trọng để hiểu thêm về khí hậu trong lịch sử.

Nhà nghiên cứu Agnolin cho rằng việc phát hiện sinh vật lưỡng cư mới từ cuối kỷ Pliocene đến đầu kỷ Pleistocene có ý nghĩa quan trọng đối với ngành cổ sinh vật học Argentina.

Kỷ Pleistocene bắt đầu cách đây khoảng 2,6 triệu năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.