Với 131/244 phiếu thuận, Hạ viện Argentina ngày 27/2 đã thông qua thỏa thuận thành lập ủy ban điều tra độc lập chung với Iran nhằm làm sáng tỏ vụ đánh bom khủng bố năm 1994 tại một trung tâm văn hóa Do Thái ở Buenos Aires, khiến 85 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.
Trước đó, Thượng viện đã thông qua dự luật này.
Theo thỏa thuận, ủy ban trên sẽ bao gồm năm chuyên gia độc lập không thuộc quốc tịch Argentina hoặc Iran nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả điều tra.
Thỏa thuận cũng cho phép giới chức Argentina thẩm vấn tất cả những nghi can có liên quan đến vụ đánh bom năm 1994, trong đó có cựu Tổng thống Iran Akbar Hashemi Rafsanjani và một số quan chức cấp cao khác của Iran.
Phía Iran sẽ hợp tác cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ đánh bom cho cơ quan luật pháp.
Sau khi phân tích toàn bộ văn bản có liên quan do hai chính phủ cung cấp, các thành viên của ủy ban sẽ đưa ra báo cáo gồm các ý kiến liên quan đến cách thức xử lý vụ đánh bom dựa trên khung pháp lý và quy định của hai nước.
Tuy nhiên, thỏa thuận vừa được thông qua đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Do Thái tại Argentina cũng như từ Israel.
Trong khi các nghị sỹ vẫn đang tranh cãi về văn kiện này, hàng trăm người Do Thái đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội để phản đối.
Bộ Ngoại giao Iran cũng ra tuyên bố phản đối văn kiện của Argentina. Hiện Quốc hội Iran chưa thông qua thỏa thuận này.
Cách đây một tháng, Chính phủ Argentina thông báo nước này và Iran đã đạt được thỏa thuận nói trên, và phía Iran cũng đã xác nhận thông tin này.
Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc làm giảm bớt căng thẳng vốn tồn tại giữa hai nước kể từ khi xảy ra vụ khủng bố trên.
Tổng thống Cristina Fernandez cho rằng việc đạt thỏa thuận thành lập ủy ban điều tra là một sự kiện lịch sử, góp phần đảm bảo quyền thực thi luật pháp, đặc biệt là luật quốc tế phòng chống tội phạm.
Argentina và Iran ký thỏa thuận trên sau nhiều lần đàm phán nhưng không mang lại kết quả như mong đợi.
Trong lần gặp cuối cùng vào tháng 10/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ, hai nước đã tiến hành thảo luận nhằm tìm kiếm cơ chế pháp lý không đi ngược với các hệ thống pháp luật hiện hành của cả hai nước để làm sáng tỏ vụ đánh bom đẫm máu trên.
Trước đó, vào tháng 9/2012, ngoại trưởng hai bên cũng đã có cuộc gặp song phương bên lề khóa họp thường niên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ để thảo luận về vụ tấn công khủng bố năm 1994.
Vụ việc xảy ra ngày 18/7/1994, một chiếc xe tải nhỏ chứa đầy chất nổ đỗ cạnh tòa nhà cao 7 tầng của trung tâm văn hóa Do Thái ở Buenos Aires đã nổ tung.
Vụ khủng bố trên được coi là tồi tệ nhất từ trước tới nay tại quốc gia Nam Mỹ này. Iran đã bác bỏ mọi cáo buộc dính líu tới vụ khủng bố.
Phía Argentina đã yêu cầu dẫn độ tám công dân Iran bị cáo buộc có liên quan tới vụ khủng bố năm 1994, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Ahmad Vahidi, cựu Tổng thống Rafsanjani, cựu Giám đốc cơ quan tình báo Ali Fallahijan, cựu Ngoại trưởng Ali Ar Velayati.
Hiện tại Argentina có khoảng 300.000 người Do Thái sinh sống và đây là cộng đồng Do Thái lớn nhất ở khu vực Nam Mỹ./.
Trước đó, Thượng viện đã thông qua dự luật này.
Theo thỏa thuận, ủy ban trên sẽ bao gồm năm chuyên gia độc lập không thuộc quốc tịch Argentina hoặc Iran nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả điều tra.
Thỏa thuận cũng cho phép giới chức Argentina thẩm vấn tất cả những nghi can có liên quan đến vụ đánh bom năm 1994, trong đó có cựu Tổng thống Iran Akbar Hashemi Rafsanjani và một số quan chức cấp cao khác của Iran.
Phía Iran sẽ hợp tác cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ đánh bom cho cơ quan luật pháp.
Sau khi phân tích toàn bộ văn bản có liên quan do hai chính phủ cung cấp, các thành viên của ủy ban sẽ đưa ra báo cáo gồm các ý kiến liên quan đến cách thức xử lý vụ đánh bom dựa trên khung pháp lý và quy định của hai nước.
Tuy nhiên, thỏa thuận vừa được thông qua đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Do Thái tại Argentina cũng như từ Israel.
Trong khi các nghị sỹ vẫn đang tranh cãi về văn kiện này, hàng trăm người Do Thái đã tụ tập bên ngoài trụ sở Quốc hội để phản đối.
Bộ Ngoại giao Iran cũng ra tuyên bố phản đối văn kiện của Argentina. Hiện Quốc hội Iran chưa thông qua thỏa thuận này.
Cách đây một tháng, Chính phủ Argentina thông báo nước này và Iran đã đạt được thỏa thuận nói trên, và phía Iran cũng đã xác nhận thông tin này.
Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc làm giảm bớt căng thẳng vốn tồn tại giữa hai nước kể từ khi xảy ra vụ khủng bố trên.
Tổng thống Cristina Fernandez cho rằng việc đạt thỏa thuận thành lập ủy ban điều tra là một sự kiện lịch sử, góp phần đảm bảo quyền thực thi luật pháp, đặc biệt là luật quốc tế phòng chống tội phạm.
Argentina và Iran ký thỏa thuận trên sau nhiều lần đàm phán nhưng không mang lại kết quả như mong đợi.
Trong lần gặp cuối cùng vào tháng 10/2012 tại Geneva, Thụy Sĩ, hai nước đã tiến hành thảo luận nhằm tìm kiếm cơ chế pháp lý không đi ngược với các hệ thống pháp luật hiện hành của cả hai nước để làm sáng tỏ vụ đánh bom đẫm máu trên.
Trước đó, vào tháng 9/2012, ngoại trưởng hai bên cũng đã có cuộc gặp song phương bên lề khóa họp thường niên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ để thảo luận về vụ tấn công khủng bố năm 1994.
Vụ việc xảy ra ngày 18/7/1994, một chiếc xe tải nhỏ chứa đầy chất nổ đỗ cạnh tòa nhà cao 7 tầng của trung tâm văn hóa Do Thái ở Buenos Aires đã nổ tung.
Vụ khủng bố trên được coi là tồi tệ nhất từ trước tới nay tại quốc gia Nam Mỹ này. Iran đã bác bỏ mọi cáo buộc dính líu tới vụ khủng bố.
Phía Argentina đã yêu cầu dẫn độ tám công dân Iran bị cáo buộc có liên quan tới vụ khủng bố năm 1994, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Ahmad Vahidi, cựu Tổng thống Rafsanjani, cựu Giám đốc cơ quan tình báo Ali Fallahijan, cựu Ngoại trưởng Ali Ar Velayati.
Hiện tại Argentina có khoảng 300.000 người Do Thái sinh sống và đây là cộng đồng Do Thái lớn nhất ở khu vực Nam Mỹ./.
(TTXVN)