Theo nhiều nhà quản lý và đầu tư, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cần chú trọng phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng “mềm” trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, để nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tại cuộc hội thảo “Thuận lợi hóa dịch vụ hậu cần ở Tiểu vùng sông Mekong vì hội nhập kinh tế ASEAN” vừa diễn ra ở Bangkok, Thái Lan các đại biểu tham dự ghi nhận rằng tuy cơ sở hạ tầng “cứng” như đường sá, cầu cống, bến cảng và dịch vụ giao thông cơ bản khác của ASEAN phát triển tương đối tốt, song việc cải thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng “mềm” là rất cần thiết, khi vấn đề phát triển dịch vụ hậu cần đang trở nên ngày một quan trọng.
Cơ sở hạ tầng “mềm” là những vấn đề liên quan đến luật pháp, quy chế hay quy định, thủ tục hải quan, quản lý phát triển nhân lực và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của cuộc hội thảo do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản và Hội đồng Tàu biển quốc gia Thái Lan phối hợp tổ chức trên là nhằm giúp các doanh nghiệp Thái Lan và ASEAN chuẩn bị bước vào một kỷ nguyên mới, sau khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trong 5 năm tới. Ngoài ra, với việc nhiều công ty Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực, Tokyo sẽ phối hợp chặt chẽ với các công ty địa phương trong việc nâng cao tính hiệu quả của dịch vụ hậu cần và cắt giảm chi phí.
Giới đầu tư Nhật Bản cho rằng việc phát triển cấu trúc hạ tầng “cứng” và “mềm” trong hệ thống dịch vụ hậu cần sẽ có lợi cho cả ASEAN và Nhật Bản. Bên cạnh đó, ASEAN cần nâng cấp công tác quản lý dịch vụ hậu cần, nhất là phát triển nhân lực và bảo vệ môi trường - những yếu tố được coi là chìa khóa thành công trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Hiện nhiều mạng lưới và cấu trúc liên kết đã được thiết lập, để tăng cường khả năng kết nối ASEAN, trong đó có Hành lang (kinh tế) Bắc-Nam và Hành lang Đông-Tây. Nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế, chính phủ các nước ASEAN cũng đang hoàn thiện thủ tục hải quan theo chương trình “hệ thống một cửa sổ đơn nhất” để thúc đẩy giao thương. Tuy vậy, các nước khu vực cần phải tiếp tục loại bỏ tất cả những rào cản thương mại như thủ tục và quy chế buôn bán hàng hóa qua biên giới./.
Tại cuộc hội thảo “Thuận lợi hóa dịch vụ hậu cần ở Tiểu vùng sông Mekong vì hội nhập kinh tế ASEAN” vừa diễn ra ở Bangkok, Thái Lan các đại biểu tham dự ghi nhận rằng tuy cơ sở hạ tầng “cứng” như đường sá, cầu cống, bến cảng và dịch vụ giao thông cơ bản khác của ASEAN phát triển tương đối tốt, song việc cải thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng “mềm” là rất cần thiết, khi vấn đề phát triển dịch vụ hậu cần đang trở nên ngày một quan trọng.
Cơ sở hạ tầng “mềm” là những vấn đề liên quan đến luật pháp, quy chế hay quy định, thủ tục hải quan, quản lý phát triển nhân lực và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của cuộc hội thảo do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản và Hội đồng Tàu biển quốc gia Thái Lan phối hợp tổ chức trên là nhằm giúp các doanh nghiệp Thái Lan và ASEAN chuẩn bị bước vào một kỷ nguyên mới, sau khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trong 5 năm tới. Ngoài ra, với việc nhiều công ty Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực, Tokyo sẽ phối hợp chặt chẽ với các công ty địa phương trong việc nâng cao tính hiệu quả của dịch vụ hậu cần và cắt giảm chi phí.
Giới đầu tư Nhật Bản cho rằng việc phát triển cấu trúc hạ tầng “cứng” và “mềm” trong hệ thống dịch vụ hậu cần sẽ có lợi cho cả ASEAN và Nhật Bản. Bên cạnh đó, ASEAN cần nâng cấp công tác quản lý dịch vụ hậu cần, nhất là phát triển nhân lực và bảo vệ môi trường - những yếu tố được coi là chìa khóa thành công trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Hiện nhiều mạng lưới và cấu trúc liên kết đã được thiết lập, để tăng cường khả năng kết nối ASEAN, trong đó có Hành lang (kinh tế) Bắc-Nam và Hành lang Đông-Tây. Nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế, chính phủ các nước ASEAN cũng đang hoàn thiện thủ tục hải quan theo chương trình “hệ thống một cửa sổ đơn nhất” để thúc đẩy giao thương. Tuy vậy, các nước khu vực cần phải tiếp tục loại bỏ tất cả những rào cản thương mại như thủ tục và quy chế buôn bán hàng hóa qua biên giới./.
Ngọc Tiến (TTXVN/Vietnam+)