Tổng Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Surin Pitsuwan cho biết với tổng dân số lên tới 600 triệu người, 10 nền kinh tế ASEAN có tiềm năng rất lớn và tiếp tục đem đến nhiều cơ hội cho các công ty Nhật Bản lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới hay cơ cấu lại hoạt động trong vùng.
Số liệu cho thấy những khoản lợi nhuận mà các hãng và công ty Nhật Bản hoạt động tại các nước ASEAN (trừ Brunei, Myanmar và Campuchia) chuyển về Nhật Bản năm 2009 lên tới 757,8 tỷ yen, cao hơn con số 578 tỷ yen được chuyển về từ Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở Tokyo (Nhật Bản), Tổng Thư ký Surin nêu rõ Đông Á và ASEAN có vai trò như là trung tâm kết nối khu vực, một vai trò có thể giúp kiến tạo nên cấu trúc hợp tác mới trong quản lý các nền kinh tế trong quá trình hội nhập những nguồn lực về tài chính và xây dựng cơ cấu tổ chức.
Quá trình đó sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng và sự năng động đã và đang hướng tới khu vực này của thế giới. Tổng Thư ký Surin cho biết thêm không chỉ 10 nền kinh tế tham gia và các thỏa thuận thiết lập đối tác kinh tế và hiệp định thương mại tự do, sáu nền kinh tế to lớn và năng động hơn tại Đông Á cũng đang làm việc với ASEAN để ứng phó với những thách thức đang nổi lên trên thế giới.
Tất cả những động thái trên giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa ASEAN và các nền kinh tế lớn hơn như Nhật Bản. Đến năm 2010, ASEAN đã trở thành đối tác buôn bán lớn thứ hai của Nhật Bản.
Nằm giữa hai quốc gia khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ, về mặt địa lý ASEAN đang nằm trong dây chuyền cung cấp (thiết bị, phụ tùng) cho các nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhờ sự đầu tư đóng góp của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Các công ty Nhật có thể tận dụng vị thế của ASEAN như là một công xưởng, cho dù những cấu kiện quan trọng được sản xuất ở Nhật Bản trước khi chuyển tới khu vực để lắp ráp. Khi sự tăng trưởng ở Nhật Bản gắn với nhịp độ tăng trưởng của phần còn lại của châu Á, có thể chiến lược phát triển mới của các doanh nghiệp sẽ là tăng cường đầu tư để xây dựng, phát triển và chuyển giao mạng lưới sản xuất nhằm tránh nguy cơ bị gián đoạn do động đất và thiên tai.
Và Đông Nam Á là địa bàn có nhiều hứa hẹn nhờ có tổng GDP lên tới 2.000 tỷ USD, số người trung lưu đang gia tăng, lực lượng lao động hội đủ tiêu chuẩn khá đông và một thị trường có sức mua cao./.
Số liệu cho thấy những khoản lợi nhuận mà các hãng và công ty Nhật Bản hoạt động tại các nước ASEAN (trừ Brunei, Myanmar và Campuchia) chuyển về Nhật Bản năm 2009 lên tới 757,8 tỷ yen, cao hơn con số 578 tỷ yen được chuyển về từ Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở Tokyo (Nhật Bản), Tổng Thư ký Surin nêu rõ Đông Á và ASEAN có vai trò như là trung tâm kết nối khu vực, một vai trò có thể giúp kiến tạo nên cấu trúc hợp tác mới trong quản lý các nền kinh tế trong quá trình hội nhập những nguồn lực về tài chính và xây dựng cơ cấu tổ chức.
Quá trình đó sẽ giúp duy trì đà tăng trưởng và sự năng động đã và đang hướng tới khu vực này của thế giới. Tổng Thư ký Surin cho biết thêm không chỉ 10 nền kinh tế tham gia và các thỏa thuận thiết lập đối tác kinh tế và hiệp định thương mại tự do, sáu nền kinh tế to lớn và năng động hơn tại Đông Á cũng đang làm việc với ASEAN để ứng phó với những thách thức đang nổi lên trên thế giới.
Tất cả những động thái trên giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa ASEAN và các nền kinh tế lớn hơn như Nhật Bản. Đến năm 2010, ASEAN đã trở thành đối tác buôn bán lớn thứ hai của Nhật Bản.
Nằm giữa hai quốc gia khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ, về mặt địa lý ASEAN đang nằm trong dây chuyền cung cấp (thiết bị, phụ tùng) cho các nhà máy ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhờ sự đầu tư đóng góp của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Các công ty Nhật có thể tận dụng vị thế của ASEAN như là một công xưởng, cho dù những cấu kiện quan trọng được sản xuất ở Nhật Bản trước khi chuyển tới khu vực để lắp ráp. Khi sự tăng trưởng ở Nhật Bản gắn với nhịp độ tăng trưởng của phần còn lại của châu Á, có thể chiến lược phát triển mới của các doanh nghiệp sẽ là tăng cường đầu tư để xây dựng, phát triển và chuyển giao mạng lưới sản xuất nhằm tránh nguy cơ bị gián đoạn do động đất và thiên tai.
Và Đông Nam Á là địa bàn có nhiều hứa hẹn nhờ có tổng GDP lên tới 2.000 tỷ USD, số người trung lưu đang gia tăng, lực lượng lao động hội đủ tiêu chuẩn khá đông và một thị trường có sức mua cao./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)