Ngày 25/11, Liên minh châu Phi (AU) đã ra tuyên bố kêu gọi phiến quân M23 ở Cộng hòa Dân chủ Congo ngừng giao tranh và rút khỏi thủ phủ Goma của tỉnh Bắc Kivu ở miền Đông mà lực lượng này đang chiếm đóng từ hôm 20/11.
[Phiến quân ở Congo đã kiểm soát thành phố Goma]
Đây là nỗ lực ngoại giao mới nhất của quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trước khi nó có thể lan rộng ra toàn khu vực bất ổn này.
Tuyên bố của AU nhắc lại lời kêu gọi của các nguyên thủ quốc gia trong một cuộc họp thượng đỉnh ngày 24/11, đồng thời hoan nghênh một cam kết của Chính phủ Congo giải quyết những lời than phiền của phiến quân.
Tuyên bố nêu rõ Chủ tịch AU Nkosazana Dlamini-Zuma "hoan nghênh cam kết của Chính phủ Congo về việc lắng nghe, đánh giá và giải quyết mọi khiếu kiện pháp lý của M23. Bà Chủ tịch cũng kêu gọi M23 lập tức có các động thái phù hợp."
Theo tuyên bố trên, hội nghị thượng đỉnh ngày 24/11 đã vạch ra một kế hoạch 10 điểm cho việc rút quân ngay lập tức của M23 khỏi mọi địa điểm mà lực lượng này đang chiếm đóng, cũng như xây dựng các thỏa thuận an ninh để giám sát tình hình.
Cụ thể, hội nghị yêu cầu M23 rút về vị trí cách thành phố trên 20km, nơi mà phiến quân này đã chiếm đóng trước khi phát động cuộc tấn công vào Goma.
Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên của Chính phủ Congo, ông Lambert Mende cho biết chính phủ sẽ đàm phán với phiến quân M23, nhưng chỉ sau khi lực lượng này rút khỏi thành phố Goma.
Tổng thống Congo Joseph Kabila đã gặp các đại diện của nhóm phiến quân M23 ở Uganda lần đầu tiên vào hôm 24/11 và đã nhắc lại thiện ý của ông về việc cân nhắc những yêu cầu của M23.
Trong khi đó, các chỉ huy cánh chính trị của M23 là Jean-Marie Runiga Lugerero cho biết việc rút quân chỉ được thực hiện sau các cuộc đàm phán với Tổng thống Kabila. Ông này bày tỏ hy vọng cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong ngày 25/11.
Hiện chưa rõ cuộc đàm phán này đã được tiến hành hay chưa.
Theo các nhân chứng có mặt tại Goma, đến ngày 25/11, phiến quân M23 vẫn có mặt trong thành phố. Các binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (MONUSCO) cũng xuất hiện nhiều hơn tại đây.
Phiến quân M23 nguyên là quân đội người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 2009, song đầu năm nay đã đào ngũ với lý do bất đồng về lương bổng và điều kiện sinh hoạt.
Cuộc nổi dậy kéo dài từ tháng Năm của M23 ở tỉnh Bắc Kivu đã làm 475.000 người mất nhà cửa và 75.000 người phải chạy sang các quốc gia láng giềng Rwanda và Uganda lánh nạn./.
[Phiến quân ở Congo đã kiểm soát thành phố Goma]
Đây là nỗ lực ngoại giao mới nhất của quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trước khi nó có thể lan rộng ra toàn khu vực bất ổn này.
Tuyên bố của AU nhắc lại lời kêu gọi của các nguyên thủ quốc gia trong một cuộc họp thượng đỉnh ngày 24/11, đồng thời hoan nghênh một cam kết của Chính phủ Congo giải quyết những lời than phiền của phiến quân.
Tuyên bố nêu rõ Chủ tịch AU Nkosazana Dlamini-Zuma "hoan nghênh cam kết của Chính phủ Congo về việc lắng nghe, đánh giá và giải quyết mọi khiếu kiện pháp lý của M23. Bà Chủ tịch cũng kêu gọi M23 lập tức có các động thái phù hợp."
Theo tuyên bố trên, hội nghị thượng đỉnh ngày 24/11 đã vạch ra một kế hoạch 10 điểm cho việc rút quân ngay lập tức của M23 khỏi mọi địa điểm mà lực lượng này đang chiếm đóng, cũng như xây dựng các thỏa thuận an ninh để giám sát tình hình.
Cụ thể, hội nghị yêu cầu M23 rút về vị trí cách thành phố trên 20km, nơi mà phiến quân này đã chiếm đóng trước khi phát động cuộc tấn công vào Goma.
Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên của Chính phủ Congo, ông Lambert Mende cho biết chính phủ sẽ đàm phán với phiến quân M23, nhưng chỉ sau khi lực lượng này rút khỏi thành phố Goma.
Tổng thống Congo Joseph Kabila đã gặp các đại diện của nhóm phiến quân M23 ở Uganda lần đầu tiên vào hôm 24/11 và đã nhắc lại thiện ý của ông về việc cân nhắc những yêu cầu của M23.
Trong khi đó, các chỉ huy cánh chính trị của M23 là Jean-Marie Runiga Lugerero cho biết việc rút quân chỉ được thực hiện sau các cuộc đàm phán với Tổng thống Kabila. Ông này bày tỏ hy vọng cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong ngày 25/11.
Hiện chưa rõ cuộc đàm phán này đã được tiến hành hay chưa.
Theo các nhân chứng có mặt tại Goma, đến ngày 25/11, phiến quân M23 vẫn có mặt trong thành phố. Các binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (MONUSCO) cũng xuất hiện nhiều hơn tại đây.
Phiến quân M23 nguyên là quân đội người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 2009, song đầu năm nay đã đào ngũ với lý do bất đồng về lương bổng và điều kiện sinh hoạt.
Cuộc nổi dậy kéo dài từ tháng Năm của M23 ở tỉnh Bắc Kivu đã làm 475.000 người mất nhà cửa và 75.000 người phải chạy sang các quốc gia láng giềng Rwanda và Uganda lánh nạn./.
(TTXVN)