Ông Zoellick cho rằng Chính phủ Australia có khả năng tung ra gói kích thích kinh tế một khi suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Australia có lợi thế hơn các nền kinh tế phát triển bởi Chính phủ đã tiến hành hàng loạt cải cách cơ cấu và đã thanh toán đáng kể các khoản nợ. Bên cạnh đó, các quyết sách chính trị tại Australia cũng đã hỗ trợ rất nhiều đối với tăng trưởng kinh tế, trong đó nền kinh tế đã theo đuổi chính sách thương mại mở và tận dụng vị thế để phát triển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ông Zoellick lại cảnh báo niềm tin giảm sút đối với khả năng lãnh đạo của một số nền kinh tế chủ chốt thế giới đẩy kinh tế toàn cầu vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn.
Các vấn đề tại Eurozone đáng lo ngại hơn cả những vấn đề trung và dài hạn tại Mỹ - nền kinh lớn nhất thế giới vừa bị rớt hạng tín dụng cao nhất AAA - đã làm các thị trường toàn cầu hoảng loạn.
Đó là những đồn đoán Pháp có thể bị đánh tụt hạng tín dụng; Italy và Tây Ban Nha có nguy cơ nốt gót Hy Lạp; những hoài nghi về khả năng Pháp và Đức có thể tiếp tục bảo lãnh nợ cho các nước Eurozone nợ nần chồng chất mà không bị rớt hạng tín dụng như Mỹ.
Ông Zoellick khẳng định thế giới đang ở giai đoạn đầu của một "cơn bão" mới, không giống như năm 2008, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu.
Hai tuần qua, thế giới đã đi từ giai đoạn phục hồi không đồng đều (các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao, trong khi các thị trường phát triển vẫn phải vật lộn với những khó khăn) sang một giai đoạn mới nguy hiểm hơn./.
Trả lời phỏng vấn báo Weekend Australia về triển vọng kinh tế thế giới, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert Zoellick, đánh giá kinh tế Australia đang có vị thế khá vững chắc so với các nền kinh tế phát triển khác để có thể chống đỡ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác, nếu xảy ra.
Tuấn Anh/Sydney (TTXVN/Vietnam+)