Chính quyền Australia thừa nhận rặng đá ngầm san hô nổi tiếng Great Barrier đã bị bỏ bê trong nhiều thập kỷ, sau khi một nghiên cứu mới đây cho thấy Australia đã mất một nửa rặng san hô này trong 27 năm qua.
Bộ trưởng môi trường Tony Burke nói nghiên cứu công bố ngày 2/10 từ các nhà khoa học của Viện nghiên cứu hải dương học Australia và Đại học Wollongong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên cả nước.
“Tôi cho rằng bản báo cáo đã gây sốc cho rất nhiều người”, ông Burke nói trên đài truyền hình ABC ngày 2/10. “Chúng ta đã được nghe về những thiệt hại với rặng san hô này trong nhiều năm qua, nhưng mất tới 50%, tôi cho rằng, là lời cảnh báo lớn và rõ ràng với tất cả”.
Nghiên cứu cho thấy rặng san hô được liệt kê là di sản thiên nhiên thế giới này, cũng là rặng san hô lớn nhất thế giới, có thể lại mất một nửa độ che phủ nữa vào năm 2022 nếu khuynh hướng hiện nay tiếp tục.
Những cơn bão nhiệt đới với cường độ dày đặc, tổng cộng có 34 trận từ năm 1985, là tác nhân phá hoại chủ yếu, gây ra 48% thiệt hại, sau đó là việc loài sao biển phát triển số lượng lớn dùng san hô làm thức ăn, gây ra 42% thiệt hại.
Burke nói chính quyền đang cố gắng ứng phó như “không nghi ngờ là chúng ta đã bỏ bê việc này trong nhiều thập kỷ, bởi lẽ nếu có giải pháp, tình hình lúc này không đến mức tệ như thế”. Trong khi khó có thể can thiệp làm giảm các cơn bão, Burke nói việc đối phó với loài sao biển ăn san hô đang được tiến hành.
“Chúng tôi sử dụng các thợ lặn xuống bắt những con sao biển và tiêm chất sodium bisulphate tiêu diệt chúng”, Burke nói. “Cho tới giờ đó là cách hiệu quả nhất”. Nghiên cứu nói cải thiện chất lượng nước biển ở khu vực này có ý nghĩa quyết định trong việc kiểm soát số cá thể sao biển, khi các chất thải nông nghiệp như phân bón bị đẩy ra vùng bờ biển nơi có rặng san hô đã giúp loài sao biển phát triển mạnh.
Burke nói chính quyền, thông qua chương trình Reef Rescue (Giải cứu rặng san hô), đã chi hàng trăm triệu USD để đối phó với vấn đề trong năm năm qua. “Mục tiêu chính, đã tiêu tốn 200 triệu USD, là hạn chế những tác động đến từ đất liền”, ông nói. “Đã có những dự án với những nông dân chăn nuôi gia súc và trồng mía giúp họ nâng cấp thiết bị, công nghệ và giảm việc sử dụng hóa chất sau đó được thải xuống biển”.
Các phát hiện trong nghiên cứu nói trên được tiến hành trong dự án theo dõi rặng san hô lớn nhất từ trước tới nay với 2.258 cuộc thăm dò trong 27 năm. Ngành du lịch khai thác cảnh quan rặng san hô này mang về hàng tỉ USD mỗi năm và hàng nghìn việc làm cho nước Úc và Burke thừa nhận việc bảo tồn rặng san hô cũng là vấn đề kinh tế, chứ không chỉ là chuyện môi trường.
“Hậu quả kinh tế đi liền là rất lớn”, ông nói. “… Và báo cáo này là lời kêu gọi thức tỉnh cho bất cứ ai”. UNESCO đã cảnh báo có thể đưa rặng san hô vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới bị đe dọa vào đầu năm nay do sự phát triển chóng mặt của ngành khai thác khí đốt và than đá chưa có tiền lệ ở bắc Australia cũng như việc khai thác kinh tế mạnh mẽ với vùng bờ biển./.
Bộ trưởng môi trường Tony Burke nói nghiên cứu công bố ngày 2/10 từ các nhà khoa học của Viện nghiên cứu hải dương học Australia và Đại học Wollongong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên cả nước.
“Tôi cho rằng bản báo cáo đã gây sốc cho rất nhiều người”, ông Burke nói trên đài truyền hình ABC ngày 2/10. “Chúng ta đã được nghe về những thiệt hại với rặng san hô này trong nhiều năm qua, nhưng mất tới 50%, tôi cho rằng, là lời cảnh báo lớn và rõ ràng với tất cả”.
Nghiên cứu cho thấy rặng san hô được liệt kê là di sản thiên nhiên thế giới này, cũng là rặng san hô lớn nhất thế giới, có thể lại mất một nửa độ che phủ nữa vào năm 2022 nếu khuynh hướng hiện nay tiếp tục.
Những cơn bão nhiệt đới với cường độ dày đặc, tổng cộng có 34 trận từ năm 1985, là tác nhân phá hoại chủ yếu, gây ra 48% thiệt hại, sau đó là việc loài sao biển phát triển số lượng lớn dùng san hô làm thức ăn, gây ra 42% thiệt hại.
Burke nói chính quyền đang cố gắng ứng phó như “không nghi ngờ là chúng ta đã bỏ bê việc này trong nhiều thập kỷ, bởi lẽ nếu có giải pháp, tình hình lúc này không đến mức tệ như thế”. Trong khi khó có thể can thiệp làm giảm các cơn bão, Burke nói việc đối phó với loài sao biển ăn san hô đang được tiến hành.
“Chúng tôi sử dụng các thợ lặn xuống bắt những con sao biển và tiêm chất sodium bisulphate tiêu diệt chúng”, Burke nói. “Cho tới giờ đó là cách hiệu quả nhất”. Nghiên cứu nói cải thiện chất lượng nước biển ở khu vực này có ý nghĩa quyết định trong việc kiểm soát số cá thể sao biển, khi các chất thải nông nghiệp như phân bón bị đẩy ra vùng bờ biển nơi có rặng san hô đã giúp loài sao biển phát triển mạnh.
Burke nói chính quyền, thông qua chương trình Reef Rescue (Giải cứu rặng san hô), đã chi hàng trăm triệu USD để đối phó với vấn đề trong năm năm qua. “Mục tiêu chính, đã tiêu tốn 200 triệu USD, là hạn chế những tác động đến từ đất liền”, ông nói. “Đã có những dự án với những nông dân chăn nuôi gia súc và trồng mía giúp họ nâng cấp thiết bị, công nghệ và giảm việc sử dụng hóa chất sau đó được thải xuống biển”.
Các phát hiện trong nghiên cứu nói trên được tiến hành trong dự án theo dõi rặng san hô lớn nhất từ trước tới nay với 2.258 cuộc thăm dò trong 27 năm. Ngành du lịch khai thác cảnh quan rặng san hô này mang về hàng tỉ USD mỗi năm và hàng nghìn việc làm cho nước Úc và Burke thừa nhận việc bảo tồn rặng san hô cũng là vấn đề kinh tế, chứ không chỉ là chuyện môi trường.
“Hậu quả kinh tế đi liền là rất lớn”, ông nói. “… Và báo cáo này là lời kêu gọi thức tỉnh cho bất cứ ai”. UNESCO đã cảnh báo có thể đưa rặng san hô vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới bị đe dọa vào đầu năm nay do sự phát triển chóng mặt của ngành khai thác khí đốt và than đá chưa có tiền lệ ở bắc Australia cũng như việc khai thác kinh tế mạnh mẽ với vùng bờ biển./.
Trần Trọng (Vietnam+)