Australia: Sập mỏ vàng tại bang Victoria, 1 người chết và 29 người mắc kẹt

Vụ sập ở khu mỏ vàng Ballarat ở Mount Clear (Australia) khiến 2 công nhân bị đá đè, trong đó 1 người tử vong và 1 người bị thương nghiêm trọng phải đưa tới bệnh viện cấp cứu, 29 người mắc kẹt.

Mỏ vàng Ballarat ở Mount Clear. (Nguồn: 9news)
Mỏ vàng Ballarat ở Mount Clear. (Nguồn: 9news)

Ngày 13/3, một vụ sập mỏ vàng đã xảy ra tại bang Victoria của Australia.

Cảnh sát địa phương cho biết nhận được thông báo khẩn về vụ sập đá bên trong đường hầm khu mỏ vàng Ballarat ở Mount Clear.

Lực lượng cứu hộ-cứu nạn ngay lập tức được triển khai tới hiện trường và giải cứu 29 công nhân bị mắc kẹt ở vị trí cách lối vào mỏ khoảng 3km. Đá rơi xuống đã đè lên 2 công nhân, trong đó 1 người tử vong và 1 người trong tình trạng bị thương nghiêm trọng đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Hiện nguyên nhân dẫn tới sập mỏ vàng Ballarat đang được điều tra làm rõ. Mỏ vàng này từng bị sập hồi tháng 11/2007 làm 27 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất.

Những người này sau đó đã được giải cứu trong chiến dịch cứu hộ kéo dài 5 giờ thông qua trục thông gió.

Thành phố Ballarat, cách thủ phủ Melbourne của bang Victoria khoảng hai giờ lái xe về phía Tây, là một trong những khu vực khai thác vàng nổi tiếng nhất Australia.

Bang Victoria đóng góp khoảng 30% tổng số vàng khai thác tại Australia và gần 2% trữ lượng vàng toàn cầu mỗi năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.