Một người Italy 66 tuổi đã bị giữ lại ở sân bay Krakow, Ba Lan sau khi bị phát hiện mang theo dây kẽm gai từ trại tập trung nổi tiếng thời phát xít Auschwitz, nơi cha ông này đã qua đời.
“Người đàn ông này nói với cảnh sát rằng ông ấy muốn có kỷ vật từ Auschwitz vì cha ông đã qua đời trong trại tập trung này,” người phát ngôn cảnh sát Krakow, Mariusz Ciarka, nói với AFP.
Sau khi cho cảnh sát thấy nơi đã nhặt mảnh dây kẽm không nằm trong khu vực được bảo vệ, người này đã được thả ra. "Ông ấy không phạm tội gì" - Ciarka nói.
Một người Pháp đã từng bị bắt ở Krakow năm ngoái cũng vì tìm cách lấy cắp một số dây kẽm gai từ trại Auschwitz. Auschwitz-Birkenau là biểu tượng khét tiếng nhất chính sách diệt chủng người Do Thái do chế độ Quốc xã tiến hành trong thời chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu.
Một năm sau khi xâm lược Ba Lan năm 1939, chế độ Quốc xã đã mở cửa trại này, một khu phức hợp khổng lồ ở thị trấn miền nam Oswiecim (Auschwitz trong tiếng Đức).
Trại này sau đó được mở rộng sang làng Brzezinka (Birkenau trong tiếng Đức) bên cạnh. Khoảng sáu triệu người Do Thái đã thiệt mạng trong vụ diệt chủng, trong đó một triệu người là ở trại này, cùng hàng nghìn các tù nhân Ba Lan, Italy và Liên Xô.
Hồng quân Liên Xô đến giải phóng trại ngày 27/1/1945, ngày này trở thành ngày tưởng niệm quốc tế với cuộc diệt chủng người Do Thái./.
“Người đàn ông này nói với cảnh sát rằng ông ấy muốn có kỷ vật từ Auschwitz vì cha ông đã qua đời trong trại tập trung này,” người phát ngôn cảnh sát Krakow, Mariusz Ciarka, nói với AFP.
Sau khi cho cảnh sát thấy nơi đã nhặt mảnh dây kẽm không nằm trong khu vực được bảo vệ, người này đã được thả ra. "Ông ấy không phạm tội gì" - Ciarka nói.
Một người Pháp đã từng bị bắt ở Krakow năm ngoái cũng vì tìm cách lấy cắp một số dây kẽm gai từ trại Auschwitz. Auschwitz-Birkenau là biểu tượng khét tiếng nhất chính sách diệt chủng người Do Thái do chế độ Quốc xã tiến hành trong thời chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu.
Một năm sau khi xâm lược Ba Lan năm 1939, chế độ Quốc xã đã mở cửa trại này, một khu phức hợp khổng lồ ở thị trấn miền nam Oswiecim (Auschwitz trong tiếng Đức).
Trại này sau đó được mở rộng sang làng Brzezinka (Birkenau trong tiếng Đức) bên cạnh. Khoảng sáu triệu người Do Thái đã thiệt mạng trong vụ diệt chủng, trong đó một triệu người là ở trại này, cùng hàng nghìn các tù nhân Ba Lan, Italy và Liên Xô.
Hồng quân Liên Xô đến giải phóng trại ngày 27/1/1945, ngày này trở thành ngày tưởng niệm quốc tế với cuộc diệt chủng người Do Thái./.
Trần Trọng (Vietnam+)