Ngày 29/10, tại thủ đô Warszawa của Ba Lan, Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin và Phó Thủ tướng Ba Lan Waldemar Pawlak đã ký một thỏa thuận khí đốt, theo đó Ba Lan sẽ tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga thêm khoảng 2,5 tỷ mét khối, lên 10 tỷ mét khối/năm cho tới năm 2022.
Đây được coi là một dấu hiệu tốt cho cả hai bên vì việc ký thỏa thuận khí đốt này đã bị trì hoãn lâu nay.
Với thỏa thuận mới, lượng khí đốt Ba Lan nhập khẩu hàng năm từ Nga sẽ tăng từ 7,5 tỷ mét khối hiện nay lên hơn 9 tỷ mét khối vào năm 2011, sau đó lên 10 tỷ mét khối từ năm 2012 cho đến năm 2022.
Thỏa thuận cũng đảm bảo việc trung chuyển khí đốt của Nga cho Tây Âu qua Ba Lan từ nay đến năm 2019. Phí trung chuyển sẽ do EuRoPol Gaz, công ty có cổ phần của Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga (Gazprom) và Công ty khí đốt quốc gia Ba Lan (PGNiG), quyết định.
Tại Warszawa, Phó Thủ tướng Sechin tuyên bố thỏa thuận này sẽ đảm bảo điều kiện cho các dự án hợp tác mới trong lĩnh vực khí đốt và các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Nhiều khả năng thoả thuận trên sẽ được kéo dài đến năm 2045.
Ba Lan hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu khí đốt trong nước và phải nhập khẩu tới 40% từ Nga, số còn lại mua của các nước khác./.
Đây được coi là một dấu hiệu tốt cho cả hai bên vì việc ký thỏa thuận khí đốt này đã bị trì hoãn lâu nay.
Với thỏa thuận mới, lượng khí đốt Ba Lan nhập khẩu hàng năm từ Nga sẽ tăng từ 7,5 tỷ mét khối hiện nay lên hơn 9 tỷ mét khối vào năm 2011, sau đó lên 10 tỷ mét khối từ năm 2012 cho đến năm 2022.
Thỏa thuận cũng đảm bảo việc trung chuyển khí đốt của Nga cho Tây Âu qua Ba Lan từ nay đến năm 2019. Phí trung chuyển sẽ do EuRoPol Gaz, công ty có cổ phần của Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga (Gazprom) và Công ty khí đốt quốc gia Ba Lan (PGNiG), quyết định.
Tại Warszawa, Phó Thủ tướng Sechin tuyên bố thỏa thuận này sẽ đảm bảo điều kiện cho các dự án hợp tác mới trong lĩnh vực khí đốt và các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Nhiều khả năng thoả thuận trên sẽ được kéo dài đến năm 2045.
Ba Lan hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu khí đốt trong nước và phải nhập khẩu tới 40% từ Nga, số còn lại mua của các nước khác./.
(TTXVN/Vietnam+)