Ngày 13/1, các tay súng Sudan đã bắt cóc ba công dân Bulgaria làm việc cho Liên hợp quốc tại khu vực Dafur.
Theo nguồn tin của Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Sudan, ba người trên là thành viên phi hành đoàn trên một chiếc máy bay trực thăng thuộc công ty hàng không tư nhân Heli Air Services của Bulgaria điều hành các chuyến bay theo một hợp đồng với Liên hợp quốc.
Những nhân viên chết bị bắt cóc khi máy bay đang thực hiện một chuyến bay cho Dịch vụ hàng không nhân đạo thuộc sự quản lý của Chương trình lương thực thế giới đáp xuống đường băng ở khu vực Tây Dafur.
Hiện chưa xác định được lực lượng nào ở Sudan thực hiện vụ bắt cóc này.
Giám đốc của Heli Air Services đã xác nhận ba nhân viên của họ bị bắt cóc cùng với chiếc máy bay trực thăng chở hàng. Chính phủ Sudan cùng với các quan chức Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Bulgaria đã lập một trụ sở đặc biệt để phụ trách tiến trình thương lượng thả con tin.
Giám đốc công ty chủ quản cho biết thêm bên bắt cóc vẫn chưa đưa ra yêu cầu nào về tiền chuộc, và theo một nguồn tin riêng, ba con tin trên hiện vẫn an toàn.
Tình trạng bắt cóc đòi tiền chuộc trở nên nghiêm trọng tại Dafur từ tháng 3/2009, thời điểm Tòa án Hình sự Quốc tế buộc tội Tổng thống Sudan Omar Al Basir phạm các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh tại Dafur. Từ đó đến nay, 30 người đã bị bắt cóc, trong đó có 26 công dân nước ngoài, nhưng các con tin đều được trả tự do chỉ vài ngày sau khi bị bắt cóc./.
Theo nguồn tin của Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Sudan, ba người trên là thành viên phi hành đoàn trên một chiếc máy bay trực thăng thuộc công ty hàng không tư nhân Heli Air Services của Bulgaria điều hành các chuyến bay theo một hợp đồng với Liên hợp quốc.
Những nhân viên chết bị bắt cóc khi máy bay đang thực hiện một chuyến bay cho Dịch vụ hàng không nhân đạo thuộc sự quản lý của Chương trình lương thực thế giới đáp xuống đường băng ở khu vực Tây Dafur.
Hiện chưa xác định được lực lượng nào ở Sudan thực hiện vụ bắt cóc này.
Giám đốc của Heli Air Services đã xác nhận ba nhân viên của họ bị bắt cóc cùng với chiếc máy bay trực thăng chở hàng. Chính phủ Sudan cùng với các quan chức Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Bulgaria đã lập một trụ sở đặc biệt để phụ trách tiến trình thương lượng thả con tin.
Giám đốc công ty chủ quản cho biết thêm bên bắt cóc vẫn chưa đưa ra yêu cầu nào về tiền chuộc, và theo một nguồn tin riêng, ba con tin trên hiện vẫn an toàn.
Tình trạng bắt cóc đòi tiền chuộc trở nên nghiêm trọng tại Dafur từ tháng 3/2009, thời điểm Tòa án Hình sự Quốc tế buộc tội Tổng thống Sudan Omar Al Basir phạm các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh tại Dafur. Từ đó đến nay, 30 người đã bị bắt cóc, trong đó có 26 công dân nước ngoài, nhưng các con tin đều được trả tự do chỉ vài ngày sau khi bị bắt cóc./.
(TTXVN/Vietnam+)