Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 18/1 trên tạp chí PNAS của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, gần hai phần ba các giếng nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam bị nhiễm các chất độc hại, trở thành mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng và lâu dài tới khoảng 7 triệu người.
Trong các chất độc hại có asen, mangan, bari và selen. Khoảng 65% các giếng nước ngầm trong khu vực có chứa các chất này vượt quá tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo PNAS, tình trạng này càng trở nên đáng lo ngại vì nước ngầm là nguồn nước uống chính của người dân trong vùng.
Khu vực Đồng bằng sông Hồng có 16,6 triệu dân, trong đó có tới 11 triệu dân không được tiếp cận với các nguồn nước công cộng mà phải sử dụng các nguồn khác như giếng tự khoan.
Lượng asen quá mức cho phép trong nước có thể gây ra ung thư da, phổi, bàng quang và thận, các bệnh thần kinh và da liễu. Trong khi mangan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển ở trẻ em.
Số liệu nghiên cứu cho biết 27% giếng khoan trong vùng có lượng asen vượt tiêu chuẩn của WHO, 44% có lượng mangan vượt tiêu chuẩn.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị người dân trong khu vực, cả khu vực nông thôn lẫn thành thị, tránh nguy cơ nhiễm độc từ nước ngầm bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý nước có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng./.
Trong các chất độc hại có asen, mangan, bari và selen. Khoảng 65% các giếng nước ngầm trong khu vực có chứa các chất này vượt quá tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo PNAS, tình trạng này càng trở nên đáng lo ngại vì nước ngầm là nguồn nước uống chính của người dân trong vùng.
Khu vực Đồng bằng sông Hồng có 16,6 triệu dân, trong đó có tới 11 triệu dân không được tiếp cận với các nguồn nước công cộng mà phải sử dụng các nguồn khác như giếng tự khoan.
Lượng asen quá mức cho phép trong nước có thể gây ra ung thư da, phổi, bàng quang và thận, các bệnh thần kinh và da liễu. Trong khi mangan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển ở trẻ em.
Số liệu nghiên cứu cho biết 27% giếng khoan trong vùng có lượng asen vượt tiêu chuẩn của WHO, 44% có lượng mangan vượt tiêu chuẩn.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị người dân trong khu vực, cả khu vực nông thôn lẫn thành thị, tránh nguy cơ nhiễm độc từ nước ngầm bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý nước có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng./.
Đỗ Thúy (Vietnam+)