Ông Ngô Duy Hạnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bắc Giang cho biết, từ đầu năm đến nay chi nhánh ngân hàng đã giải ngân được 85 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên vay học tập.
Riêng trong học kỳ I năm 2012-2013, chi nhánh ngân hàng có kế hoạch dành 140 tỷ đồng cho vay học sinh, sinh viên. Như vậy, tổng dư nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên của chi nhánh ngân hàng hiện nay đã đạt 1.008 tỷ đồng, với tổng số 65.000 học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để phục vụ việc học tập.
Với mức cho vay 1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên và lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, nhiều học sinh, sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở Bắc Giang đã có nguồn kinh phí hỗ trợ quan trọng để phục vụ học tập.
Mỗi năm, khoảng trên 30% số học sinh, sinh viên Bắc Giang thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân các xã trong việc bình xét, xác nhận đối tượng được vay vốn theo đúng quy định; thực hiện cho vay uỷ thác thông qua các hội đoàn thể ở địa phương; thực hiện giải ngân thông qua các thẻ ATM; tăng cường giám sát sử dụng đồng vốn của các tổ chức hội, đoàn thể; nâng cao vai trò, hiệu quả của các tổ tiết kiệm vay vốn ở cơ sở trong việc xét chọn, cho vay, thu nợ, thu lãi.
Nhờ đó, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng học sinh, sinh viên ở mức thấp (hiện chỉ khoảng hơn 2 tỷ đồng); nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đã tìm được việc làm ổn định và mau chóng hoàn trả được tiền vay cả gốc lẫn lãi của ngân hàng.
Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang phấn đấu đến hết năm 2012 đạt tổng dư nợ trên 2.600 tỷ đồng các chương trình tín dụng chính sách gồm cho vay học sinh, sinh viên; cho vay hộ nghèo; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ nghèo làm nhà ở; nước sạch vệ sinh môi trường; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay thương nhân vùng khó khăn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách trên, đã góp phần làm giảm bình quân từ 3 - 4% số hộ nghèo mỗi năm của toàn tỉnh./.
Riêng trong học kỳ I năm 2012-2013, chi nhánh ngân hàng có kế hoạch dành 140 tỷ đồng cho vay học sinh, sinh viên. Như vậy, tổng dư nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên của chi nhánh ngân hàng hiện nay đã đạt 1.008 tỷ đồng, với tổng số 65.000 học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để phục vụ việc học tập.
Với mức cho vay 1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên và lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, nhiều học sinh, sinh viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở Bắc Giang đã có nguồn kinh phí hỗ trợ quan trọng để phục vụ học tập.
Mỗi năm, khoảng trên 30% số học sinh, sinh viên Bắc Giang thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân các xã trong việc bình xét, xác nhận đối tượng được vay vốn theo đúng quy định; thực hiện cho vay uỷ thác thông qua các hội đoàn thể ở địa phương; thực hiện giải ngân thông qua các thẻ ATM; tăng cường giám sát sử dụng đồng vốn của các tổ chức hội, đoàn thể; nâng cao vai trò, hiệu quả của các tổ tiết kiệm vay vốn ở cơ sở trong việc xét chọn, cho vay, thu nợ, thu lãi.
Nhờ đó, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng học sinh, sinh viên ở mức thấp (hiện chỉ khoảng hơn 2 tỷ đồng); nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đã tìm được việc làm ổn định và mau chóng hoàn trả được tiền vay cả gốc lẫn lãi của ngân hàng.
Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang phấn đấu đến hết năm 2012 đạt tổng dư nợ trên 2.600 tỷ đồng các chương trình tín dụng chính sách gồm cho vay học sinh, sinh viên; cho vay hộ nghèo; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ nghèo làm nhà ở; nước sạch vệ sinh môi trường; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay thương nhân vùng khó khăn.
Nguồn vốn tín dụng chính sách trên, đã góp phần làm giảm bình quân từ 3 - 4% số hộ nghèo mỗi năm của toàn tỉnh./.
Việt Hùng (Vietnam+)