Tiến sỹ Joseph Murray, người từng đoạt giải Nobel Y học nhờ thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên trên thế giới, đã qua đời ngày 26/11 sau một cơn đột quỵ, hưởng thọ 93 tuổi.
Tờ Boston Globe cho biết bác sỹ Murray đã qua đời tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham ở thành phố Boston, Đông Bắc nước Mỹ.
Chính tại bệnh viện này, ngày 23/11/1954, bác sỹ Murray đã đi vào lịch sử y học nhân loại khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên cho hai anh em sinh đôi Ronald và Richard Herrick.
Người phát ngôn Bệnh viên Braiham cho biết bác sỹ Murray bị đột quỵ đêm 22/11 tại nhà riêng ở ngoại ô Boston, sau đó được chuyển tới bệnh viện và trút hơi thở cuối cùng tối 26/11 theo giờ địa phương.
Sinh ngày 1/4/1919 tại Milford, bang Massachusetts, ông Murray bắt đầu quan tâm đến kỹ thuật cấy ghép nội tạng trong quãng thời gian ba năm làm việc tại phòng phẫu thuật của một bệnh viên quân y ở bang Pennsylvania hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Qua phẫu thuật cấy ghép da cho các binh sỹ bị bỏng nặng, ông nhận thấy trở ngại lớn nhất trong quá trình ghép là sự đào thải của hệ miễn dịch đối với các mô lạ.
Sau đó, ông đã cùng các đồng nghiệp ở Bệnh viện Braiham tìm cách hạn chế tối đa sự đào thải này bằng cách thực hiện ghép nội tạng trên chó và đã thành công.
Nhưng phương pháp này chỉ được biết đến rộng rãi sau cuộc phẫu thuật ghép thận năm 1954 mà sau đó đi vào lịch sử y học thế giới.
Bằng cách áp dụng kỹ thuật phẫu thuật mới, bác sỹ Murray đã lấy một quả thận của người em Ronald để cấy ghép cho người anh song sinh Richard.
Sau ca phẫu thuật thành công, Richard sống thêm được tám năm, còn Ronald mới qua đời năm 2010, thọ 80 tuổi. Trong quãng thời gian tám năm đó, Richard Herrick đã kết hôn với nữ y tá chăm sóc anh sau ca phẫu thuật và họ có với nhau hai người con.
Năm 1962, với sự ra đời của thuốc Imuran - thuốc chống thải loại các bộ phận cấy ghép, bác sĩ Murray đã thực hiện thành công ca ghép tạng đầu tiên từ người hiến không phải cùng máu mủ.
Thành công này đã mở đường cho hàng trăm ca ghép tạng trên thế giới và mang về cho ông giải Nobel Y học năm 1990.
Đồng nhận giải thưởng danh giá này năm đó là Tiến sỹ E.Donnall Thomas - người được vinh danh nhờ các nỗ lực trong cấy ghép tủy xương./.
Tờ Boston Globe cho biết bác sỹ Murray đã qua đời tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham ở thành phố Boston, Đông Bắc nước Mỹ.
Chính tại bệnh viện này, ngày 23/11/1954, bác sỹ Murray đã đi vào lịch sử y học nhân loại khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên cho hai anh em sinh đôi Ronald và Richard Herrick.
Người phát ngôn Bệnh viên Braiham cho biết bác sỹ Murray bị đột quỵ đêm 22/11 tại nhà riêng ở ngoại ô Boston, sau đó được chuyển tới bệnh viện và trút hơi thở cuối cùng tối 26/11 theo giờ địa phương.
Sinh ngày 1/4/1919 tại Milford, bang Massachusetts, ông Murray bắt đầu quan tâm đến kỹ thuật cấy ghép nội tạng trong quãng thời gian ba năm làm việc tại phòng phẫu thuật của một bệnh viên quân y ở bang Pennsylvania hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Qua phẫu thuật cấy ghép da cho các binh sỹ bị bỏng nặng, ông nhận thấy trở ngại lớn nhất trong quá trình ghép là sự đào thải của hệ miễn dịch đối với các mô lạ.
Sau đó, ông đã cùng các đồng nghiệp ở Bệnh viện Braiham tìm cách hạn chế tối đa sự đào thải này bằng cách thực hiện ghép nội tạng trên chó và đã thành công.
Nhưng phương pháp này chỉ được biết đến rộng rãi sau cuộc phẫu thuật ghép thận năm 1954 mà sau đó đi vào lịch sử y học thế giới.
Bằng cách áp dụng kỹ thuật phẫu thuật mới, bác sỹ Murray đã lấy một quả thận của người em Ronald để cấy ghép cho người anh song sinh Richard.
Sau ca phẫu thuật thành công, Richard sống thêm được tám năm, còn Ronald mới qua đời năm 2010, thọ 80 tuổi. Trong quãng thời gian tám năm đó, Richard Herrick đã kết hôn với nữ y tá chăm sóc anh sau ca phẫu thuật và họ có với nhau hai người con.
Năm 1962, với sự ra đời của thuốc Imuran - thuốc chống thải loại các bộ phận cấy ghép, bác sĩ Murray đã thực hiện thành công ca ghép tạng đầu tiên từ người hiến không phải cùng máu mủ.
Thành công này đã mở đường cho hàng trăm ca ghép tạng trên thế giới và mang về cho ông giải Nobel Y học năm 1990.
Đồng nhận giải thưởng danh giá này năm đó là Tiến sỹ E.Donnall Thomas - người được vinh danh nhờ các nỗ lực trong cấy ghép tủy xương./.
(TTXVN)