Bài 2: Bùng nổ sản phẩm phái sinh trên mọi nhu cầu

Trên thế giới có khoảng 100 sở giao dịch, thuộc 41 khu vực quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa chứng khoán phái sinh vào thị trường.
Bài 2: Bùng nổ sản phẩm phái sinh trên mọi nhu cầu ảnh 1Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thị trường trường chứng khoán Việt Nam ra đời hơn một thập kỷ, các sản phẩm xuất hiện càng lúc càng đa dạng, từ cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ mở/quỹ đóng đến chứng chỉ quỹ ETF, tuy nhiên đây cũng chỉ là các hàng hóa cơ bản.

Trên thế giới, hệ thống tài chính đã phát triển rất lớn mạnh, theo đó thị trường chứng khoán được phân thành nhiều lớp với các kiểu hình sản phẩm phong phú.


[Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời đánh dấu mốc son mới]

Thị trường hoàn chỉnh

Có thể nói, thị trường chứng khoán quốc tế không ngừng hoàn chỉnh, nhằm đáp ứng linh hoạt các nhu cầu chung chuyển vốn, đa dạng danh mục đầu tư, phục vụ nhiều mục đích giao dịch, không chỉ trên các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ mà còn kiểu hình hàng hóa khác, như nông phẩm, kim loại quý, năng lượng, dự đoán hiện tượng có khả năng xảy ra trong tương lai (thậm chí là thời tiết hay kết quả bầu cử nội các…).

Theo đại diện Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trên thế giới có khoảng 100 sở giao dịch, thuộc 41 khu vực quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa chứng khoán phái sinh vào thị trường.

Trong đó, các tổ chức tham gia là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm mạng lưới các ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức/cá nhân có lượng vốn lớn. Họ đầu tư chứng khoán phái sinh, nhằm phòng hộ rủi ro và tìm kiếm chênh lệch giá.

[Chứng khoán phái sinh: Thận trọng khi cơ hội và rủi ro song hành]

Nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, gia tăng hội nhập thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức cho ra mắt những dòng sản phẩm chứng khoán phái sinh cơ bảo, tạo những bước khởi động giúp các nhà đầu tư nội làm quen hơn với thị trường và sản phẩm mới.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, một thị trường phân cấp bậc cao với các sản phẩm đa dạng và khác biệt so với thị trường cơ sở, sẽ thu hút đông đảo các định chế đầu tư nước ngoài đồng thời mở rộng hơn những cộng đồng đầu tư trong và ngoài nước, cá nhân và cả tổ chức đầu tư.


Sự phát triển tất yếu

Khởi nguồn của các sản phẩm phái sinh bắt nguồn từ thị trường hàng hóa. Cách đây hàng trăm năm, các nhà đầu tư Nhật Bản đã giao dịch phái sinh trên các nông phẩm.

Thời đó, thị trường đã được được tổ chức với những hình thức, như ghi sổ, trao đổi giấy tờ hợp đồng, thông qua chợ đầu mối. Phương tiện truyền tin của họ thông qua thư báo và tín hiệu.

Vào thế kỷ 17 tại Hà Lan, trung tâm giao dịch thương mại của châu Âu, sản phẩm phái sinh trên lúa mỳ đã ra đời, nhằm phục vụ nhu cầu của rất nhiều quốc gia cần tích trữ và chi trả chi phí thương mại.

Nhưng phải đang thế kỷ 19, thị trường phái sinh trên nông phẩm mới xuất hiện tại Mỹ. Song tại đây, thị trường đã đặt một bước tiến lớn, mở ra chu kỳ mới trong giao dịch thương mại và chung chuyển vốn toàn cầu sang cả các sản phẩm phái sinh trên những tài sản cơ sở ngoài nông phẩm.

Bài 2: Bùng nổ sản phẩm phái sinh trên mọi nhu cầu ảnh 2Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam+)


Kết nối toàn cầu

Bước ngoặt lịch sử của ngành tài chính vào thập niên 80, quá trình hiện đại hóa công nghệ nổi lên, thị trường các nước đã kết nối vượt qua các rào cản địa lý. Khiến, chứng khoán phái sinh bùng phát tới đỉnh cao, theo đó các sản phẩm phái sinh trên tài sản tài chính như cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu và các kim loại quý, năng lượng đã ra đời.

Đi xa hơn, khu vực liên ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn, các hợp đồng kỳ hạn giao dịch ngoại tệ, lãi suất phi rủi ro (trái phiếu Chính phủ), các giấy tờ có giá, (kể cả là hợp đồng mua nhà, giấy chứng nhận sở hữu tài sản tài chính) được giao dịch sôi động và có giá trị rất lớn. Các hợp đồng kỳ hạn trên tài sản tài chính phát sinh,như một công cụ phòng hộ rủi ro cho danh mục đầu tư và cơ cấu vốn của các định chế tài chính (ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và bảo hiểm).

Bên cạnh đó, việc xuất hiện chứng khoán phái sinh trên chỉ số cổ phiếu và trái phiếu Chính phủ đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm phòng hộ rủi ro cho danh mục đầu tư đa dạng, hoặc cho phép nắm giữ các danh mục đầu tư mô phỏng thị trường với lợi ích đòn bẩy rất cao./.

Bài 3: Cơ hội kiếm bộn tiền nhờ dự báo xu thế tương lai​

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục