Tại Bình Thuận, bãi biển Kê Gà tuy không nổi tiếng như Mũi Né-Phan Thiết, nhưng từ lâu đã được biết đến với nét đẹp hoang sơ cùng ngọn hải đăng cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên hiện nay, bãi biển này đang vô cùng lộn xộn bởi tình trạng lấn chiếm vô tội vạ của người dân, các dự án du lịch đều phải dậm chân tại chỗ, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương, bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng nghiêm trọng...
Khi đến thăm ngọn hải đăng Kê Gà, chúng tôi thật sự bất ngờ bởi sự thay đổi đến chóng mặt ở đây. Bờ biển trước đây sạch đẹp là thế nay bị người dân tự ý lấn chiếm, xây hàng quán lộn xộn để kinh doanh buôn bán. Súc vật thì được nuôi thả chạy rông trên bờ biển gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm bởi chất thải của chúng.
Tại vùng Kê Gà vẫn đang tồn tại một làng chài truyền thống. Theo quy hoạch của tỉnh, ngôi làng này được giữ lại để bảo tồn nền văn hóa làng chài cũng như tạo thêm sản phẩm phát triển du lịch. Các doanh nghiệp du lịch cũng rất ủng hộ dự án này. Tuy nhiên, do không có quy hoạch cụ thể nên đến nay dự án vẫn chưa phát huy được giá trị du lịch.
Thêm vào đó, thói quen của người dân xử rác bừa bãi trên bãi biển sau khi đánh bắt về vẫn chưa được thay đổi. Điều này khiến bãi biển Kê Gà ngày càng trở nên ô nhiễm nặng hơn.
Để bảo vệ cảnh quan và thu hút du khách, các doanh nghiệp du lịch đành tự mình bỏ tiền thu gom rác giữ sạch cho bờ biển. Điển hình như Khu du lịch Việt Pháp đã phải bỏ tiền để thuê bốn chiếc xe hàng ngày thu gom rác dọc theo bãi biển.
Tại bãi biển Kê Gà không có thùng chứa rác tập trung, các thùng rác nhỏ nằm ở những bãi đá, bụi cây khiến nơi đây càng thêm nhếch nhác. Rồi tình trạng xe gom rác cứ gom, dân xả rác cứ xả rác, vì thế không bao lâu sau khi các xe thu gom rác đi qua, bãi biển lại nhanh chóng ngập đầy rác thải.
Không những vậy, người dân còn lấn chiếm cả đất của những dự án du lịch chưa được triển khai để gây sức ép, đòi tăng tiền đền bù. Chủ doanh nghiệp du lịch Biển Ngọc cho biết: “Hiện nay, nhiều hộ dân mở rộng hàng quán lấn vào khu vực đất đã cấp cho dự án. Có hộ còn lén lút trồng cây lấn chiếm. Do đó dự án Biển Ngọc đang phải dậm chân bởi người dân không chịu mức đền bù. Chúng tôi đã phản ánh từ lâu nhưng địa phương vẫn chưa có động thái can thiệp. Hiện tại chúng tôi cũng như nhiều chủ dự án tại đây như đang ngồi trên lửa vì tiền đã đầu tư vào đất mà chưa triển khai xây dựng được dự án, 'đi không nỡ, ở cùng chẳng xong'.”
Tỉnh Bình Thuận đã có quyết định cho mở đường đến hải đăng Kê Gà vì trước đây chưa có con đường nào đưa du khách đến tham quan tận nơi ngọn hải đăng nổi tiếng này. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đến nay vẫn chưa được được triển khai.
Du khách nếu muốn tham quan hải đăng chỉ có cách đi vào thôn Kê Gà, sau đó đi dọc theo bãi biển hơn 700m đến bãi đá trước ngọn hải đăng. Vào những ngày triều lên thì con đường này bị “cắt đứt” bởi nước biển, và khi đó du khách chỉ còn một cách là... đứng nhìn từ xa.
Hiện nay, mong muốn chung của các doanh nghiệp du lịch tại Kê Gà là chính quyền địa phương cần có sự can thiệp để các dự án du lịch sớm được triển khai. Nếu cứ để tình trạng như hiện nay bờ biển tuyệt đẹp này sẽ bị “bức tử” dần dần và không bao lâu nữa sẽ thành “bờ biển chết.”/.
Tuy nhiên hiện nay, bãi biển này đang vô cùng lộn xộn bởi tình trạng lấn chiếm vô tội vạ của người dân, các dự án du lịch đều phải dậm chân tại chỗ, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương, bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng nghiêm trọng...
Khi đến thăm ngọn hải đăng Kê Gà, chúng tôi thật sự bất ngờ bởi sự thay đổi đến chóng mặt ở đây. Bờ biển trước đây sạch đẹp là thế nay bị người dân tự ý lấn chiếm, xây hàng quán lộn xộn để kinh doanh buôn bán. Súc vật thì được nuôi thả chạy rông trên bờ biển gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm bởi chất thải của chúng.
Tại vùng Kê Gà vẫn đang tồn tại một làng chài truyền thống. Theo quy hoạch của tỉnh, ngôi làng này được giữ lại để bảo tồn nền văn hóa làng chài cũng như tạo thêm sản phẩm phát triển du lịch. Các doanh nghiệp du lịch cũng rất ủng hộ dự án này. Tuy nhiên, do không có quy hoạch cụ thể nên đến nay dự án vẫn chưa phát huy được giá trị du lịch.
Thêm vào đó, thói quen của người dân xử rác bừa bãi trên bãi biển sau khi đánh bắt về vẫn chưa được thay đổi. Điều này khiến bãi biển Kê Gà ngày càng trở nên ô nhiễm nặng hơn.
Để bảo vệ cảnh quan và thu hút du khách, các doanh nghiệp du lịch đành tự mình bỏ tiền thu gom rác giữ sạch cho bờ biển. Điển hình như Khu du lịch Việt Pháp đã phải bỏ tiền để thuê bốn chiếc xe hàng ngày thu gom rác dọc theo bãi biển.
Tại bãi biển Kê Gà không có thùng chứa rác tập trung, các thùng rác nhỏ nằm ở những bãi đá, bụi cây khiến nơi đây càng thêm nhếch nhác. Rồi tình trạng xe gom rác cứ gom, dân xả rác cứ xả rác, vì thế không bao lâu sau khi các xe thu gom rác đi qua, bãi biển lại nhanh chóng ngập đầy rác thải.
Không những vậy, người dân còn lấn chiếm cả đất của những dự án du lịch chưa được triển khai để gây sức ép, đòi tăng tiền đền bù. Chủ doanh nghiệp du lịch Biển Ngọc cho biết: “Hiện nay, nhiều hộ dân mở rộng hàng quán lấn vào khu vực đất đã cấp cho dự án. Có hộ còn lén lút trồng cây lấn chiếm. Do đó dự án Biển Ngọc đang phải dậm chân bởi người dân không chịu mức đền bù. Chúng tôi đã phản ánh từ lâu nhưng địa phương vẫn chưa có động thái can thiệp. Hiện tại chúng tôi cũng như nhiều chủ dự án tại đây như đang ngồi trên lửa vì tiền đã đầu tư vào đất mà chưa triển khai xây dựng được dự án, 'đi không nỡ, ở cùng chẳng xong'.”
Tỉnh Bình Thuận đã có quyết định cho mở đường đến hải đăng Kê Gà vì trước đây chưa có con đường nào đưa du khách đến tham quan tận nơi ngọn hải đăng nổi tiếng này. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đến nay vẫn chưa được được triển khai.
Du khách nếu muốn tham quan hải đăng chỉ có cách đi vào thôn Kê Gà, sau đó đi dọc theo bãi biển hơn 700m đến bãi đá trước ngọn hải đăng. Vào những ngày triều lên thì con đường này bị “cắt đứt” bởi nước biển, và khi đó du khách chỉ còn một cách là... đứng nhìn từ xa.
Hiện nay, mong muốn chung của các doanh nghiệp du lịch tại Kê Gà là chính quyền địa phương cần có sự can thiệp để các dự án du lịch sớm được triển khai. Nếu cứ để tình trạng như hiện nay bờ biển tuyệt đẹp này sẽ bị “bức tử” dần dần và không bao lâu nữa sẽ thành “bờ biển chết.”/.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)