Tối 31/10, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội-Mátxcơva, mang tên “Bài ca chiến thắng,” nhân kỷ niệm 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ cũng như năm bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết (7/11/1941-7/11/2011).
Cầu truyền hình đã tái hiện chân thực và sinh động những mốc lịch sử quan trọng nhất về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết từ năm 1941 đến ngày chiến thắng 9/5/1945, qua lời kể của những cựu chiến binh Xô Viết năm xưa. Người dân Xô Viết gọi đó là cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại hay cuộc Chiến tranh thần thánh.
Cuộc chiến ấy đã kéo dài suốt 1.418 ngày đêm với hàng trăm, hàng nghìn trận đánh lớn, nhỏ, vô cùng khốc liệt; lôi cuốn hàng trăm triệu người con của cả Liên bang Xô Viết cùng các quốc gia châu Âu tham gia.
Hình ảnh về đất nước và con người Nga, đặc biệt là thân phận của những con người trong chiến tranh cũng đã được những người làm chương trình thể hiện đậm nét thông qua những bài hát Nga, giai điệu Nga như "Thời thanh niên sôi nổi," "Kachiusa," "Đêm đen," "Ba người lính xe tăng," "Những con đường."
Trong chương trình, những du học sinh Việt Nam đã từng sống, học tập tại Liên Xô trước đây, cũng đã chia sẻ nhiều kỷ niệm không thể nào quên về những năm tháng gắn bó với các thầy giáo, cô giáo, mái trường và đất nước Nga thân yêu./.
Cầu truyền hình đã tái hiện chân thực và sinh động những mốc lịch sử quan trọng nhất về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết từ năm 1941 đến ngày chiến thắng 9/5/1945, qua lời kể của những cựu chiến binh Xô Viết năm xưa. Người dân Xô Viết gọi đó là cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại hay cuộc Chiến tranh thần thánh.
Cuộc chiến ấy đã kéo dài suốt 1.418 ngày đêm với hàng trăm, hàng nghìn trận đánh lớn, nhỏ, vô cùng khốc liệt; lôi cuốn hàng trăm triệu người con của cả Liên bang Xô Viết cùng các quốc gia châu Âu tham gia.
Hình ảnh về đất nước và con người Nga, đặc biệt là thân phận của những con người trong chiến tranh cũng đã được những người làm chương trình thể hiện đậm nét thông qua những bài hát Nga, giai điệu Nga như "Thời thanh niên sôi nổi," "Kachiusa," "Đêm đen," "Ba người lính xe tăng," "Những con đường."
Trong chương trình, những du học sinh Việt Nam đã từng sống, học tập tại Liên Xô trước đây, cũng đã chia sẻ nhiều kỷ niệm không thể nào quên về những năm tháng gắn bó với các thầy giáo, cô giáo, mái trường và đất nước Nga thân yêu./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)