"Giải pháp tăng cường sản xuất phim Việt Nam" là cuộc tọa đàm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất diễn ra chiều 18/10 tại Hà Nội.
Cuộc tọa đàm thu hút đông đảo các nhà làm phim trong nước cũng như khách mời quốc tế tham dự, thẳng thắn đưa ra ý kiến đóng góp về sản xuất phim Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, ông Lê Ngọc Minh đánh giá, số lượng phim sản xuất hàng năm chỉ ở mức trên dưới 10 phim trong suốt thập niên qua là chưa phù hợp với một thị trrường điện ảnh với hơn 86 triệu dân như Việt Nam. Vào thập niên cuối của thế kỷ trước, có năm Việt Nam đã sản xuất được hơn 20 bộ phim, năm 1992 đạt tới hơn 30 bộ phim.
Ông Lê Ngọc Minh dẫn ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sản xuất phim Việt Nam "èo uột" hiện nay là do Việt Nam chưa có một thị trường điện ảnh đa dạng và ổn định, đặc biệt là với phim nội địa. Số phim ngoại nhập hàng năm tăng mạnh với tỉ lệ 150 phim ngoại/10 phim nội, nên thị trường phim nội càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khán giả.
Hơn nữa, thị trường phim truyền hình đang mở rộng, tạo lực hút đối với đội ngũ người làm điện ảnh chạy sang làm truyền hình. Việt Nam cũng chưa có cơ sở hạ tầng đủ để thỏa mãn công việc làm phim, sáng tạo của nghệ sỹ. Kinh phí sản xuất phim tăng lên rất nhiều trong khi kinh phí nhà nước đầu tư sản xuất trong hơn 10 năm qua không hề thay đổi.
Thứ ba là đội ngũ làm phim điện ảnh ngày một mỏng đi, đặc biệt là đạo diễn, những tài năng mới xuất hiện chậm hơn, số định hình được "thương hiệu bản thân" không có nhiều.
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đóng góp để tăng cường sản xuất phim Việt Nam như nhà nước cần tăng mạnh kinh phí đầu tư, tăng nhuận bút biên kịch, xây dựng thêm nhiều rạp chiếu phim ở những nơi chưa có rạp, nghiên cứu thị hiếu khán giả, tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa sản xuất phim...
Đạo diễn Lê Hoàng nhấn mạnh phim Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn, vươn xa hơn trước hết phải thực sự chinh phục được khán giả trong nước, đặc biệt là khán giả trẻ. Bởi khi phim Việt Nam làm ra không thu hút được khán giả, không bán được vé thì chưa thể phát triển được.
Thông tin từ Cục Điện ảnh cho thấy, trong 10 năm qua việc sản xuất phim ở Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Từ 5 hãng phim quốc doanh cả nước đã có thêm hơn 40 hãng phim do tư nhân, các tổ chức xã hội khác quản lý; nhiều cụm rạp hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đã được xây dựng, từ năm 2003 đến năm 2008 số lượng rạp đã tăng gấp hai lần.
Cũng trong 10 năm qua, việc hợp tác làm phim với nước ngoài, mời các nhà làm phim gốc Việt định cư ở một số quốc gia có nền điện ảnh phát triển trên thế giới về nước tham gia làm phim đã được duy trì thường xuyên. Có thể kể đến một số bộ phim thành công như "Thời xa vắng," "Mùa len trâu," "Nguyễn Ái Quốc ở Hongkong," "Dòng máu anh hùng," "Huyền thoại bất tử".../.
Cuộc tọa đàm thu hút đông đảo các nhà làm phim trong nước cũng như khách mời quốc tế tham dự, thẳng thắn đưa ra ý kiến đóng góp về sản xuất phim Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, ông Lê Ngọc Minh đánh giá, số lượng phim sản xuất hàng năm chỉ ở mức trên dưới 10 phim trong suốt thập niên qua là chưa phù hợp với một thị trrường điện ảnh với hơn 86 triệu dân như Việt Nam. Vào thập niên cuối của thế kỷ trước, có năm Việt Nam đã sản xuất được hơn 20 bộ phim, năm 1992 đạt tới hơn 30 bộ phim.
Ông Lê Ngọc Minh dẫn ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sản xuất phim Việt Nam "èo uột" hiện nay là do Việt Nam chưa có một thị trường điện ảnh đa dạng và ổn định, đặc biệt là với phim nội địa. Số phim ngoại nhập hàng năm tăng mạnh với tỉ lệ 150 phim ngoại/10 phim nội, nên thị trường phim nội càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khán giả.
Hơn nữa, thị trường phim truyền hình đang mở rộng, tạo lực hút đối với đội ngũ người làm điện ảnh chạy sang làm truyền hình. Việt Nam cũng chưa có cơ sở hạ tầng đủ để thỏa mãn công việc làm phim, sáng tạo của nghệ sỹ. Kinh phí sản xuất phim tăng lên rất nhiều trong khi kinh phí nhà nước đầu tư sản xuất trong hơn 10 năm qua không hề thay đổi.
Thứ ba là đội ngũ làm phim điện ảnh ngày một mỏng đi, đặc biệt là đạo diễn, những tài năng mới xuất hiện chậm hơn, số định hình được "thương hiệu bản thân" không có nhiều.
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đóng góp để tăng cường sản xuất phim Việt Nam như nhà nước cần tăng mạnh kinh phí đầu tư, tăng nhuận bút biên kịch, xây dựng thêm nhiều rạp chiếu phim ở những nơi chưa có rạp, nghiên cứu thị hiếu khán giả, tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa sản xuất phim...
Đạo diễn Lê Hoàng nhấn mạnh phim Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn, vươn xa hơn trước hết phải thực sự chinh phục được khán giả trong nước, đặc biệt là khán giả trẻ. Bởi khi phim Việt Nam làm ra không thu hút được khán giả, không bán được vé thì chưa thể phát triển được.
Thông tin từ Cục Điện ảnh cho thấy, trong 10 năm qua việc sản xuất phim ở Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Từ 5 hãng phim quốc doanh cả nước đã có thêm hơn 40 hãng phim do tư nhân, các tổ chức xã hội khác quản lý; nhiều cụm rạp hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đã được xây dựng, từ năm 2003 đến năm 2008 số lượng rạp đã tăng gấp hai lần.
Cũng trong 10 năm qua, việc hợp tác làm phim với nước ngoài, mời các nhà làm phim gốc Việt định cư ở một số quốc gia có nền điện ảnh phát triển trên thế giới về nước tham gia làm phim đã được duy trì thường xuyên. Có thể kể đến một số bộ phim thành công như "Thời xa vắng," "Mùa len trâu," "Nguyễn Ái Quốc ở Hongkong," "Dòng máu anh hùng," "Huyền thoại bất tử".../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)