Ngày 18/8, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2010/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011.
Nghị định nêu rõ mục tiêu của việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an, công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo nghị định, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân, ảnh cá nhân, quê quán, giới tính, dân tộc, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi ở.
Bộ Công an sẽ là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất Chính phủ điều chỉnh, bổ sung thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về công dân Việt Nam được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quyền khai thác dữ liệu về dân cư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình, nhưng việc khai thác dữ liệu về dân cư ngoài phạm vi quản lý phải được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thẩm quyền phê duyệt.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội cũng được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư nhằm phục vụ những mục đích chính đáng của mình. Công dân đã đăng ký thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có quyền khai thác sử dụng thông tin của mình đã đăng ký, trong đó, có một số đối tượng phải nộp lệ phí khi yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư.
Nghị định cũng nêu rõ không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu do cơ quan có thẩm quyền cung cấp cho mình để khai thác, sử dụng trừ trường hợp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư có thẩm quyền cho phép.
Có 5 hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm trên mạng Internet; qua trang thông tin điện tử do cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định; qua mạng chuyên dùng; qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; hoặc bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bên khai thác, sử dụng dữ liệu và dân cư theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư./.
Nghị định nêu rõ mục tiêu của việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an, công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo nghị định, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân, ảnh cá nhân, quê quán, giới tính, dân tộc, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi ở.
Bộ Công an sẽ là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất Chính phủ điều chỉnh, bổ sung thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về công dân Việt Nam được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quyền khai thác dữ liệu về dân cư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình, nhưng việc khai thác dữ liệu về dân cư ngoài phạm vi quản lý phải được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thẩm quyền phê duyệt.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội cũng được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư nhằm phục vụ những mục đích chính đáng của mình. Công dân đã đăng ký thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có quyền khai thác sử dụng thông tin của mình đã đăng ký, trong đó, có một số đối tượng phải nộp lệ phí khi yêu cầu cung cấp thông tin về dân cư.
Nghị định cũng nêu rõ không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu do cơ quan có thẩm quyền cung cấp cho mình để khai thác, sử dụng trừ trường hợp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư có thẩm quyền cho phép.
Có 5 hình thức khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm trên mạng Internet; qua trang thông tin điện tử do cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định; qua mạng chuyên dùng; qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; hoặc bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bên khai thác, sử dụng dữ liệu và dân cư theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư./.
(TTXVN/Vietnam+)