Vào ngày 3/3 tới (tức ngày 18 tháng Giêng) một chiếc bánh dày lớn kỷ lục sẽ được vận chuyển từ thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội đến chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình chia cho khoảng 1 vạn người.
Ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa Phúc Chỉ, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam - người có ý tưởng làm chiếc bánh dày đã có cuộc trò chuyện với phóng viên.
Thưa ông, xuất phát từ đâu ông lại có ý tưởng làm chiếc bánh dày khổng lồ?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Làm chiếc bánh dày này ngoài việc chào đón 1.000 năm Thăng Long còn có ý nghĩa tôn vinh một làng nghề. Đó chính là nghề làm bánh dày Quán Gánh, Thường Tín, Hà Nội. Đây là một đặc sản của vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội.
Tôi chỉ là người đưa ra ý tưởng, được Ban Trụ trì chùa Bái Đính chấp nhận và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TST tài trợ kinh phí.
Nghe nói, chiếc bánh dày này đạt kỷ lục Guinness Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Chiếc bánh có trọng lượng 2.010kg, đường kính 2,010m. Đó là những chỉ số biểu tượng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Hình dáng bánh như một bông hoa sen, mặt trên của bánh có chạm hình rồng đời Lý.
Để làm được hình dáng chiếc bánh như vậy, nhà tài trợ đã phải huy động lực lượng các họa sĩ, nhà điêu khắc, cố vấn chuyên môn làm khuôn bánh trong vòng gần 4 tháng. Chiếc khuôn (âm bản) là một công trình điêu khắc tiêu tốn gần trăm triệu đồng. Chất liệu làm bánh là loại gạo nếp cái hoa vàng được chọn rất kỹ càng.
Căn cứ vào những chỉ số đạt được của chiếc bánh dày, Trung tâm Sách kỷ lục Guinness Việt Nam đã có thông báo chính thức xác lập kỷ lục “Bánh dày to nhất Việt Nam.”
Sau đó chiếc bánh dày sẽ được chia cho nhân dân tại chùa Bái Đính?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Đêm 17 tháng Giêng (Canh Dần) chiếc bánh sẽ được các nghệ nhân “đổ khuôn”. Sáng ngày 18 tháng Giêng, nhằm đúng vào ngày diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính (tức ngày 3/3/2010 dương lịch), chiếc bánh dày khổng lồ sẽ được vận chuyển trên một xe cẩu tự hành “mới xuất xưởng” được “hóa trang” như một con chim hạc cõng bánh từ thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội về chùa Bái Đính.
Đến nơi, sau các nghi thức tế lễ dâng vật do đội tế nữ gồm 50 người của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam thực hiện, chiếc bánh được dâng cúng tại tiền sảnh tòa Tam thế Bái Đính. Sau đó, bánh sẽ được “tán lộc” tại chỗ cho khách hành hương và gửi về các địa chỉ có đăng ký xin lộc.
Theo dự đoán của ông thì bao nhiêu người sẽ được nhận “lộc” bánh?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Tôi thử làm một bài toán nhé. Chiếc bánh dày 2 tấn, ngoài chia cho các trung tâm từ thiện đã đăng ký trước, ước tính chỉ hết khoảng 5 tạ. Còn 1,5 tấn bánh nữa sẽ được “tán lộc” cho nhân dân. Nếu chia cho mỗi người 1,5 lạng thì số người nhận được bánh phải là 10.000./.
Ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa Phúc Chỉ, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam - người có ý tưởng làm chiếc bánh dày đã có cuộc trò chuyện với phóng viên.
Thưa ông, xuất phát từ đâu ông lại có ý tưởng làm chiếc bánh dày khổng lồ?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Làm chiếc bánh dày này ngoài việc chào đón 1.000 năm Thăng Long còn có ý nghĩa tôn vinh một làng nghề. Đó chính là nghề làm bánh dày Quán Gánh, Thường Tín, Hà Nội. Đây là một đặc sản của vùng văn hóa Thăng Long-Hà Nội.
Tôi chỉ là người đưa ra ý tưởng, được Ban Trụ trì chùa Bái Đính chấp nhận và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TST tài trợ kinh phí.
Nghe nói, chiếc bánh dày này đạt kỷ lục Guinness Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Chiếc bánh có trọng lượng 2.010kg, đường kính 2,010m. Đó là những chỉ số biểu tượng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Hình dáng bánh như một bông hoa sen, mặt trên của bánh có chạm hình rồng đời Lý.
Để làm được hình dáng chiếc bánh như vậy, nhà tài trợ đã phải huy động lực lượng các họa sĩ, nhà điêu khắc, cố vấn chuyên môn làm khuôn bánh trong vòng gần 4 tháng. Chiếc khuôn (âm bản) là một công trình điêu khắc tiêu tốn gần trăm triệu đồng. Chất liệu làm bánh là loại gạo nếp cái hoa vàng được chọn rất kỹ càng.
Căn cứ vào những chỉ số đạt được của chiếc bánh dày, Trung tâm Sách kỷ lục Guinness Việt Nam đã có thông báo chính thức xác lập kỷ lục “Bánh dày to nhất Việt Nam.”
Sau đó chiếc bánh dày sẽ được chia cho nhân dân tại chùa Bái Đính?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Đêm 17 tháng Giêng (Canh Dần) chiếc bánh sẽ được các nghệ nhân “đổ khuôn”. Sáng ngày 18 tháng Giêng, nhằm đúng vào ngày diễn ra Lễ hội chùa Bái Đính (tức ngày 3/3/2010 dương lịch), chiếc bánh dày khổng lồ sẽ được vận chuyển trên một xe cẩu tự hành “mới xuất xưởng” được “hóa trang” như một con chim hạc cõng bánh từ thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội về chùa Bái Đính.
Đến nơi, sau các nghi thức tế lễ dâng vật do đội tế nữ gồm 50 người của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam thực hiện, chiếc bánh được dâng cúng tại tiền sảnh tòa Tam thế Bái Đính. Sau đó, bánh sẽ được “tán lộc” tại chỗ cho khách hành hương và gửi về các địa chỉ có đăng ký xin lộc.
Theo dự đoán của ông thì bao nhiêu người sẽ được nhận “lộc” bánh?
Ông Nguyễn Văn Bảo: Tôi thử làm một bài toán nhé. Chiếc bánh dày 2 tấn, ngoài chia cho các trung tâm từ thiện đã đăng ký trước, ước tính chỉ hết khoảng 5 tạ. Còn 1,5 tấn bánh nữa sẽ được “tán lộc” cho nhân dân. Nếu chia cho mỗi người 1,5 lạng thì số người nhận được bánh phải là 10.000./.
(TT&VH/Vietnam+)