Tại Thổ Nhĩ Kỳ, mảnh đất của món bánh mỳ kebab và kẹo lokum ngọt, các vòng eo bánh mỳ hiện là mục tiêu của chiến dịch chống béo phì mới do chính phủ phát động nhằm giúp hàng triệu người dân giảm cân trong năm tới.
Các con số được công bố có thể khiến người ta bị choáng. Hơn 1/3 người Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị béo phì. Ở nữ giới tình trạng này diễn ra còn mạnh hơn.
“Cuộc chiến chống béo phì đã bắt đầu ngay từ giờ,” trích nội dung một đoạn thông điệp do Bộ Y tế đưa ra nhằm thay đổi lối sống được các bác sỹ tin là thủ phạm đã khiến 73 triệu người ở đây đang béo lên.
"Lối sống hiện đại đã khiến chúng ta ăn nhanh và nhiều hơn mà không quan tâm tới chất lượng thực phẩm chúng ta ăn,” bác sỹ Murat Tuncer, một chuyên gia về bệnh do rối loạn máu nói. Ông cho biết là nước Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ có đủ loại rau, củ và cá để giúp người ta có sức khỏe tốt.
Bộ y tế đã dóng chuông báo động hồi tháng trước. "35% dân số đang béo phì,” Bộ trưởng Recep Akdag nói. Gần đây ông đã làm gương khi giảm tới 10kg và khuyến cáo người dân nên chống béo phì bằng cách đi bộ 10.000 bước mỗi ngày.
Với việc ngày càng nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ phải đi chữa các căn bệnh do béo phì gây ra như tiểu đường và tăng huyết áp, chính phủ đã phải phổ biến các phương thức ăn kiêng, tăng cường quảng cáo trên truyền hình và báo chí, kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ ăn ít hơn và tích cực giảm cân.
Trong mùa Hè, các bác sỹ đã phân phối các máy đếm bước chân để người ta có thể ghi lại khoảng cách họ đã đi được, đồng thời còn giám sát tiến trình sút cân của những người quá béo.
Sự thay đổi mới nhất diễn ra vào ngày 1/7 vừa qua, theo đó bánh mỳ sẽ được bán trong điều kiện có ít muối và thêm nhiều bột nguyên cám hơn, nhằm khiến đồ ăn giàu chất xơ hơn. Đây là sự thay đổi quan trọng tại một đất nước nơi bánh mỳ là đồ ăn không thể thiếu.
Nhằm ngăn chặn tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ, truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ quảng cáo các loại thực phẩm lành mạnh và bữa ăn cân bằng.
Chiến dịch xuất hiện vào thời điểm nạn béo phì, được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận từ năm 1997 với tư cách là một bệnh, đang tăng lên trên toàn cầu. Một người được xem là quá cân nếu chỉ số trọng lượng cơ thể BMI vượt quá 25. BMI vượt quá 30 được xem là người béo phì.
Một nghiên cứu do Trường Vệ sinh và Thuốc Nhiệt đới London công bố hồi tháng Sáu vừa qua, cho thấy 74% người Bắc Mỹ được xếp vào nhóm quá cân; trong khi đó ở châu Âu con số này là 56%, châu Phi là 29% và châu Á là 24%.
"Trọng lượng trung bình đăng tăng lên khắp nơi. Mọi người ngày càng béo lên, ngay cả những người gầy cũng đang béo lên,” đồng tác giả Ian Roberts nói.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới, con số người phải điều trị các bệnh do béo phì đã tăng tới 90% trong 12 năm qua, theo lời Yunus Yavuz, một chuyên gia về bệnh do rối loạn trao đổi chất. Nhưng vẫn còn hy vọng ở trước mắt. “Béo phì là căn bệnh có thể ngăn chặn. Chỉ cần giảm cân để kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống của bạn,” Yavuz nói.
Với những người có chỉ số BMI báo động, phẫu thuật luôn là một lựa chọn không tồn. Gulsah Bulbul, 44 tuổi, gần đây đã phẫu thuật thắt dạ dày sau khi cân nặng tới 147kg. “Bất kỳ khi nào tôi vào một cửa hàng quần áo, họ đều bảo tôi rằng ‘chẳng có gì ở đây vừa với cô đâu,’" cô kể sau phẫu thuật. "Tôi không chỉ bị tổn thương về thể xác mà còn cả tâm lý nữa"./.
Các con số được công bố có thể khiến người ta bị choáng. Hơn 1/3 người Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị béo phì. Ở nữ giới tình trạng này diễn ra còn mạnh hơn.
“Cuộc chiến chống béo phì đã bắt đầu ngay từ giờ,” trích nội dung một đoạn thông điệp do Bộ Y tế đưa ra nhằm thay đổi lối sống được các bác sỹ tin là thủ phạm đã khiến 73 triệu người ở đây đang béo lên.
"Lối sống hiện đại đã khiến chúng ta ăn nhanh và nhiều hơn mà không quan tâm tới chất lượng thực phẩm chúng ta ăn,” bác sỹ Murat Tuncer, một chuyên gia về bệnh do rối loạn máu nói. Ông cho biết là nước Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ có đủ loại rau, củ và cá để giúp người ta có sức khỏe tốt.
Bộ y tế đã dóng chuông báo động hồi tháng trước. "35% dân số đang béo phì,” Bộ trưởng Recep Akdag nói. Gần đây ông đã làm gương khi giảm tới 10kg và khuyến cáo người dân nên chống béo phì bằng cách đi bộ 10.000 bước mỗi ngày.
Với việc ngày càng nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ phải đi chữa các căn bệnh do béo phì gây ra như tiểu đường và tăng huyết áp, chính phủ đã phải phổ biến các phương thức ăn kiêng, tăng cường quảng cáo trên truyền hình và báo chí, kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ ăn ít hơn và tích cực giảm cân.
Trong mùa Hè, các bác sỹ đã phân phối các máy đếm bước chân để người ta có thể ghi lại khoảng cách họ đã đi được, đồng thời còn giám sát tiến trình sút cân của những người quá béo.
Sự thay đổi mới nhất diễn ra vào ngày 1/7 vừa qua, theo đó bánh mỳ sẽ được bán trong điều kiện có ít muối và thêm nhiều bột nguyên cám hơn, nhằm khiến đồ ăn giàu chất xơ hơn. Đây là sự thay đổi quan trọng tại một đất nước nơi bánh mỳ là đồ ăn không thể thiếu.
Nhằm ngăn chặn tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ, truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ quảng cáo các loại thực phẩm lành mạnh và bữa ăn cân bằng.
Chiến dịch xuất hiện vào thời điểm nạn béo phì, được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận từ năm 1997 với tư cách là một bệnh, đang tăng lên trên toàn cầu. Một người được xem là quá cân nếu chỉ số trọng lượng cơ thể BMI vượt quá 25. BMI vượt quá 30 được xem là người béo phì.
Một nghiên cứu do Trường Vệ sinh và Thuốc Nhiệt đới London công bố hồi tháng Sáu vừa qua, cho thấy 74% người Bắc Mỹ được xếp vào nhóm quá cân; trong khi đó ở châu Âu con số này là 56%, châu Phi là 29% và châu Á là 24%.
"Trọng lượng trung bình đăng tăng lên khắp nơi. Mọi người ngày càng béo lên, ngay cả những người gầy cũng đang béo lên,” đồng tác giả Ian Roberts nói.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nền kinh tế lớn thứ 17 thế giới, con số người phải điều trị các bệnh do béo phì đã tăng tới 90% trong 12 năm qua, theo lời Yunus Yavuz, một chuyên gia về bệnh do rối loạn trao đổi chất. Nhưng vẫn còn hy vọng ở trước mắt. “Béo phì là căn bệnh có thể ngăn chặn. Chỉ cần giảm cân để kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống của bạn,” Yavuz nói.
Với những người có chỉ số BMI báo động, phẫu thuật luôn là một lựa chọn không tồn. Gulsah Bulbul, 44 tuổi, gần đây đã phẫu thuật thắt dạ dày sau khi cân nặng tới 147kg. “Bất kỳ khi nào tôi vào một cửa hàng quần áo, họ đều bảo tôi rằng ‘chẳng có gì ở đây vừa với cô đâu,’" cô kể sau phẫu thuật. "Tôi không chỉ bị tổn thương về thể xác mà còn cả tâm lý nữa"./.
Linh Vũ (Vietnam +)