Sau khi Liên hợp quốc thành lập nhóm các nhà khoa học hàng đầu thế giới đánh giá lại các kết luận trong báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của tổ chức này, ngày 14/3, các nhà khoa học quốc tế đã tiếp tục phát hiện các sai lầm trong kết luận của IPCC về rừng rậm nhiệt đới Amazon ở Nam Mỹ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Boston, Mỹ dựa trên các dữ liệu vệ tinh đã kết luận hạn hán trầm trọng nhất trong hơn 100 năm qua ở khu vực Nam Mỹ hầu như không tác động đến cây cối và các thảm thực vật ở rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.
Hạn hán đã làm khô cạn các sông hồ, gây khan hiếm nước cho các thành phố phụ thuộc vào nguồn nước từ rừng Amazon nhưng không gây ra biến đổi đáng kể nào cho các hệ thực vật của khu rừng vốn được coi là lá phổi lớn nhất Trái Đất này.
Kết luận trên hoàn toàn trái ngược với kết luận của IPCC trong báo cáo năm 2007 cho rằng 40% diện tích rừng Amazon sẽ bị biến đổi nhanh chóng đến mức rừng có thể bị thay thế bằng hệ sinh thái khác như các đồng cỏ nhiệt đới.
Các nhà nghiên cứu quốc tế khẳng định rừng Amazon có khả năng chống hạn hán tốt hơn dự báo của khoa học và không có biến đổi quá nhạy cảm nào đối với nguy cơ giảm lượng mưa nhiệt đới.
Tiến sĩ Jose Marengo, nhà khoa học khí hậu của Viện nghiên cứu vũ trụ Brazil, khẳng định nghiên cứu mới nhất về phản ứng của rừng Amazon đối với hạn hán đã làm rõ những sai lầm trong các kết luận trước đây của IPCC.
Nghiên cứu mới bác bỏ 40% số liệu trong báo cáo của IPCC về rừng Amazon do các số liệu này được xác định là dựa trên các nghiên cứu sai lầm thổi phồng nguy cơ biến đổi khí hậu ở Nam Mỹ.
Trước đó, IPCC cũng đã bị chỉ trích về sai lầm trong kết luận về sự tan chảy nhanh chóng của các dòng sông băng ở dãy núi Himalaya và tác động của nó đối với khu vực Nam Á và thế giới./.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Boston, Mỹ dựa trên các dữ liệu vệ tinh đã kết luận hạn hán trầm trọng nhất trong hơn 100 năm qua ở khu vực Nam Mỹ hầu như không tác động đến cây cối và các thảm thực vật ở rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.
Hạn hán đã làm khô cạn các sông hồ, gây khan hiếm nước cho các thành phố phụ thuộc vào nguồn nước từ rừng Amazon nhưng không gây ra biến đổi đáng kể nào cho các hệ thực vật của khu rừng vốn được coi là lá phổi lớn nhất Trái Đất này.
Kết luận trên hoàn toàn trái ngược với kết luận của IPCC trong báo cáo năm 2007 cho rằng 40% diện tích rừng Amazon sẽ bị biến đổi nhanh chóng đến mức rừng có thể bị thay thế bằng hệ sinh thái khác như các đồng cỏ nhiệt đới.
Các nhà nghiên cứu quốc tế khẳng định rừng Amazon có khả năng chống hạn hán tốt hơn dự báo của khoa học và không có biến đổi quá nhạy cảm nào đối với nguy cơ giảm lượng mưa nhiệt đới.
Tiến sĩ Jose Marengo, nhà khoa học khí hậu của Viện nghiên cứu vũ trụ Brazil, khẳng định nghiên cứu mới nhất về phản ứng của rừng Amazon đối với hạn hán đã làm rõ những sai lầm trong các kết luận trước đây của IPCC.
Nghiên cứu mới bác bỏ 40% số liệu trong báo cáo của IPCC về rừng Amazon do các số liệu này được xác định là dựa trên các nghiên cứu sai lầm thổi phồng nguy cơ biến đổi khí hậu ở Nam Mỹ.
Trước đó, IPCC cũng đã bị chỉ trích về sai lầm trong kết luận về sự tan chảy nhanh chóng của các dòng sông băng ở dãy núi Himalaya và tác động của nó đối với khu vực Nam Á và thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)