Ngày 29/8 tại Hà Tĩnh, Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo "Thúc đẩy truyền thông góp phần đẩy lùi nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã."
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về bảo tồn đa dạng sinh học và nghiên cứu về buôn bán động thực vật hoang dã trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo.
Chia sẻ thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu, tái xuất động vật hoang dã theo giấy phép của Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật nguy cấp (CITES), Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Trần Việt Hưng cho biết Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hợp tác quốc tế và khu vực trong kiểm soát hoạt động buôn bán động vật hoang dã quý hiếm.
Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý trong nước phong phú và tương đối đầy đủ về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên động thực vật hoang dã.
Nhận định về chuỗi buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã từ các kết quả điều tra, nghiên cứu liên quan, ông Trần Việt Hưng nhấn mạnh những năm gần đây, Việt Nam bị đánh giá là một trong những điểm tập kết, trung chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trong các đường dây buôn bán xuyên quốc gia.
Gắn với tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động buôn bán động vật hoang dã là sự ra đời một loại hình tội phạm mới ngày càng tinh vi, phức tạp, mở rộng về quy mô và khó kiểm soát. Ðiều này đang đặt một gánh nặng lớn lên các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật, có nguy cơ ảnh hưởng đến các nỗ lực và thành quả bảo tồn đa dạng sinh học trong suốt thời gian qua.
Ðánh giá thực trạng buôn bán và tiêu dùng trái phép động vật hoang dã ở Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho biết giai đoạn 2007-2010, các tỉnh, thành như Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, An Giang và Hải Dương thường xuyên phát hiện và xử lý các vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
10 tỉnh, thành phố là Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Nghệ An, Ðồng Nai, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Thuận và Ðắk Lắk thu giữ nhiều nhất các cá thể động vật hoang dã từ khai thác, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép.
Các đại biểu tham gia hội thảo thống nhất cho rằng những phản ánh từ thực tế cho thấy giữa chính sách pháp luật và thực tế còn tồn tại một khoảng trống lớn. Các vụ việc phát hiện và thu giữ sừng tê, ngà voi với số lượng lớn hay những hình ảnh sát hại voọc quý một cách man rợ gần đây là những minh chứng cụ thể cho thấy công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và tuyên truyền trong cộng đồng còn hạn chế.
Do vậy, trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức bảo tồn cũng như giới báo chí là tăng cường mối quan tâm và nâng cao chất lượng tuyên truyền, góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Hội thảo cũng thảo luận và đề xuất giải pháp tập trung vào các nội dung: Buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới-thách thức lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam; thách thức trong trấn áp tội phạm về động vật hoang dã, khung pháp lý và hệ thống quản lý nhà nước về kiểm soát nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và một số đề xuất thắt chặt xử lý vi phạm về động vật hoang dã./.
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về bảo tồn đa dạng sinh học và nghiên cứu về buôn bán động thực vật hoang dã trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo.
Chia sẻ thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu, tái xuất động vật hoang dã theo giấy phép của Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật nguy cấp (CITES), Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Trần Việt Hưng cho biết Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hợp tác quốc tế và khu vực trong kiểm soát hoạt động buôn bán động vật hoang dã quý hiếm.
Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý trong nước phong phú và tương đối đầy đủ về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên động thực vật hoang dã.
Nhận định về chuỗi buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã từ các kết quả điều tra, nghiên cứu liên quan, ông Trần Việt Hưng nhấn mạnh những năm gần đây, Việt Nam bị đánh giá là một trong những điểm tập kết, trung chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trong các đường dây buôn bán xuyên quốc gia.
Gắn với tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động buôn bán động vật hoang dã là sự ra đời một loại hình tội phạm mới ngày càng tinh vi, phức tạp, mở rộng về quy mô và khó kiểm soát. Ðiều này đang đặt một gánh nặng lớn lên các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật, có nguy cơ ảnh hưởng đến các nỗ lực và thành quả bảo tồn đa dạng sinh học trong suốt thời gian qua.
Ðánh giá thực trạng buôn bán và tiêu dùng trái phép động vật hoang dã ở Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho biết giai đoạn 2007-2010, các tỉnh, thành như Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, An Giang và Hải Dương thường xuyên phát hiện và xử lý các vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
10 tỉnh, thành phố là Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Nghệ An, Ðồng Nai, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Thuận và Ðắk Lắk thu giữ nhiều nhất các cá thể động vật hoang dã từ khai thác, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép.
Các đại biểu tham gia hội thảo thống nhất cho rằng những phản ánh từ thực tế cho thấy giữa chính sách pháp luật và thực tế còn tồn tại một khoảng trống lớn. Các vụ việc phát hiện và thu giữ sừng tê, ngà voi với số lượng lớn hay những hình ảnh sát hại voọc quý một cách man rợ gần đây là những minh chứng cụ thể cho thấy công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và tuyên truyền trong cộng đồng còn hạn chế.
Do vậy, trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức bảo tồn cũng như giới báo chí là tăng cường mối quan tâm và nâng cao chất lượng tuyên truyền, góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Hội thảo cũng thảo luận và đề xuất giải pháp tập trung vào các nội dung: Buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới-thách thức lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam; thách thức trong trấn áp tội phạm về động vật hoang dã, khung pháp lý và hệ thống quản lý nhà nước về kiểm soát nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và một số đề xuất thắt chặt xử lý vi phạm về động vật hoang dã./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)