"Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ

Theo tiến sỹ Martin D. Weiss, nhà phân tích thị trường tài chính hàng đầu của Mỹ và Giám đốc Viện Nghiên cứu về sự tin cậy đầu tư của các ngân hàng và công ty bảo hiểm Mỹ, tính đến ngày 22/11, số ngân hàng "có vấn đề" đã lên tới có số 903 với tổng tài sản ước tính 419,6 tỷ USD.

Như vậy, số ngân hàng "có vấn đề" đã gấp 10 lần về số lượng ngân hàng và 16 lần về số tài sản so với số ngân hàng "báo động đỏ" được Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) công bố hai năm trước.
Các nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ dự báo năm 2011 nền kinh tế số một thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng 2,6% so với năm 2010, bằng mức tăng trưởng dự báo cho năm nay.

Theo tiến sỹ Martin D. Weiss, nhà phân tích thị trường tài chính hàng đầu của Mỹ và Giám đốc Viện Nghiên cứu về sự tin cậy đầu tư của các ngân hàng và công ty bảo hiểm Mỹ, tính đến ngày 22/11, số ngân hàng "có vấn đề" đã lên tới có số 903 với tổng tài sản ước tính 419,6 tỷ USD.

Như vậy, số ngân hàng "có vấn đề" đã gấp 10 lần về số lượng ngân hàng và 16 lần về số tài sản so với số ngân hàng "báo động đỏ" được Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) công bố hai năm trước.

Tiến sỹ Weiss cho rằng những số liệu này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì FDIC không tính các siêu ngân hàng của Mỹ, những thể chế luôn được coi là có nguy cơ lớn nhất, vào trong danh sách các ngân hàng có vấn đề.

Ông nhấn mạnh các ngân hàng lớn của Mỹ vẫn ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng do ngày càng nhiều khách hàng không có khả năng thanh toán nợ.

Tại các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Wells Fargo Bank và Bank of America, mỗi ngân hàng có tới 20 tỷ USD tiền nợ của các hộ gia đình hiện đã bị tịch biên hoặc đang bị tịch biên tài sản do không còn khả năng trả nợ. Số nợ sắp đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không thanh toán được của các ngân hàng này hiện dao động từ 43 tỷ-55 tỷ USD.

Ngày 22/11, trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội các nhà kinh tế doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NABE) tiến hành vào đầu tháng 11 này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng tăng trưởng trong năm tới của nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn, chính phủ hạn chế các chương trình kích thích kinh tế và chi tiêu của khối doanh nghiệp vẫn còn thấp.

Tốc độ hồi phục kinh tế chậm cũng có nghĩa là tăng việc làm mới sẽ khó theo kịp tốc độ tăng dân số.

Các nhà kinh tế dự đoán trong nửa đầu năm tới, mỗi tháng nền kinh tế chỉ tạo được khoảng 150.000 việc làm mới và con số này sẽ tăng lên 170.000 việc làm/tháng trong sáu tháng cuối năm. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ đứng ở mức 9% trong cả năm 2011, chỉ giảm 0,6% so với tỷ lệ hiện nay.

Theo NABE, năm tới, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ sẽ giảm 100 tỷ USD và vẫn đứng ở mức rất cao, khoảng 1.100 tỷ USD.

Cũng theo hiệp hội nói trên, điểm sáng nhất của năm tới, cũng là điểm sáng của năm nay, là các doanh nghiệp sẽ tăng mức đầu tư ở hai con số cho dù lợi nhuận chỉ tăng ở mức khiêm tốn là 7% so với mức tăng lợi nhuận cao bất thường 25% của năm nay. Trong khi đó, giới chuyên gia cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ đã bước vào giai đoạn trầm trọng mới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục