Ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản tỉnh Bình Dương cho biết, 6.400 giếng đào, giếng khoan đã hư hỏng, hoặc không còn được sử dụng của các hộ dân ở khắp địa bàn tỉnh Bình Dương đang là “ẩn họa” khôn lường đối với mạch nước ngầm phục vụ dân sinh.
Ông Tân bức xúc nói: “Tôi thực sự giật mình khi phát hiện có 7 cái giếng khoan bị cắt đầu (miệng giếng) bỏ hoang ngay giữa một nghĩa địa tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát của các hộ dân bị giải tỏa để lại nhưng không hề được trám lấp. Đây là một trong những tác nhân gây ô nhiễm mạch nước ngầm trong một thời gian dài.”
Một lần khác, một người dân ở huyện Phú Giáo “cầu cứu” chính quyền vì nước giếng nhà ông khi bơm lên có mùi tanh rất khó chịu nên không dùng được. Sau khi nhận được kiến nghị, ông Tân đã đến gia đình người dân nói trên để tìm hiểu thực tế. Gia chủ nhất mực cho rằng, nước giếng nhà ông có mùi tanh hôi là do mạch nước ngầm đã bị ô nhiễm do nước thải của một lò sản xuất bún gần đó gây ra. Vì lý do này, hai gia đình đã nhiều lần “lời qua tiếng lại”, thậm chí khiếu nại ra chính quyền phân xử.
Sau khi lấy mẫu nước từ hai bên để phân tích, so sánh, ông Tân khẳng định: “Nước thải từ lò bún không phải là tác nhân gây ô nhiễm mạch nước ngầm trong khu vực.” Tìm hiểu kỹ hơn, ông Tân và các cộng sự đã phát hiện cách cái giếng có mùi tanh khoảng 10m trước đây từng tồn tại một giếng đào lớn, người chủ cũ của khu đất đã chôn lấp rất nhiều loại chất thải vào đó trước khi bịt kín hoàn toàn. Ông Tân khẳng định, chính cái giếng này là tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm mạch nước ngầm xung quanh.
“Từ giữa năm 2010, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương đã khảo sát, thống kê số lượng giếng đào, giếng khoan bị bỏ hoang hoặc không còn nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh để tiến hành trám lấp nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm trước các hóa chất gây ô nhiễm thải ra từ quá trình sản xuất, sinh hoạt,” ông Tân cho hay.
Theo thống kê đến hết năm 2010, toàn tỉnh Bình Dương có khoảng 6.400 giếng đào, giếng khoan bị hư hỏng hoặc không được sử dụng. Trước thực trạng trên, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ khoảng 600 triệu đồng để trám lấp kịp thời 333 giếng cho các gia đình nghèo hoặc gặp khó khăn.
Đối với gần 6.100 giếng không thuộc diện được hỗ trợ, tỉnh đang đốc thúc, hướng dẫn cách thức, khuyến khích người dân tự trám lấp. Tuy nhiên, công nghệ trám lấp giếng đào, giếng khoan là chuyện không hề dễ dàng. Theo ông Tân, vấn đề khó khăn là hiện nay người dân không có các loại máy bơm chuyên dụng để tự trám lấp nên Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh phải nghiên cứu ra các biện pháp đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để người dân tự trám lấp các giếng hư hỏng hoặc không còn sử dụng được.
Trong khi đó, kiểu trám lấp thủ công bằng cách “rót” hỗn hợp xi măng pha cát xuống họng giếng thường ngốn nhiều thời gian nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn. Do tập quán sinh hoạt lâu nay nên người dân vẫn thường đào các giếng để lấy nước ngầm tự nhiên phục vụ cho sinh hoạt. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, người dân chuyển sang sử dụng các giếng khoan do chúng có nhiều ưu thế so với các giếng đào tự nhiên.
Quá trình thay thế này khiến các giếng bị bỏ hoang trở thành “hố chứa nước thải” của người dân, từ đó làm phát tán các tạp chất, mầm bệnh theo mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Các nhà chuyên môn phân tích, ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên chủ yếu do mưa, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo là do quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các nước thải sinh hoạt, phân rác, xác chết động vật, công nghiệp, nông nghiệp vào môi trường nước.
Các chất bẩn nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo sẽ thấm qua các giếng hư hỏng, không sử dụng được và từng bước xâm nhập vào tầng chứa nước... Qua nghiên cứu và phân tích nguồn nước tại các khu vực xung quanh các “hố chứa nước thải” nói trên, các cán bộ của Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản đã phát hiện hàm lượng nitơ, sắt... trong các giếng bị ô nhiễm đều ở mức rất cao. Nguyên nhân gây ô nhiễm xuất phát từ các giếng đào bị bỏ hoang hoặc chôn lấp không đúng quy cách.
Ngoài các giếng phục vụ dân sinh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn tồn tại gần 3.700 giếng đào, giếng khoan của các doanh nghiệp “hút nước” ngầm phục vụ sản xuất công nghiệp. Đây là loại giếng rất đáng “ngại” vì chúng gom nước ngầm với khối lượng lớn, gây suy giảm tầng nước ngầm trong thời gian gần đây.
Theo tính toán, nhu cầu sử dụng nước cả tỉnh Bình Dương vào khoảng 460.000m3 nước/ngày trong khi hệ thống nhà máy cấp nước của tỉnh nếu vận hành hết công suất cũng chỉ cung cấp được gần 210.000m3 nước cho các hộ dân và doanh nghiệp, số còn lại phù thuộc vào nguồn nước ngầm lấy từ các giếng đào, giếng khoan. Như vậy, nguồn nước ngầm vẫn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống dân sinh của tỉnh.
Cứu mạch nước ngầm đang là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, vì sức khỏe của người dân và “sức khỏe” của các ngành công nghiệp đang “nuôi sống” tỉnh Bình Dương./.
Ông Tân bức xúc nói: “Tôi thực sự giật mình khi phát hiện có 7 cái giếng khoan bị cắt đầu (miệng giếng) bỏ hoang ngay giữa một nghĩa địa tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát của các hộ dân bị giải tỏa để lại nhưng không hề được trám lấp. Đây là một trong những tác nhân gây ô nhiễm mạch nước ngầm trong một thời gian dài.”
Một lần khác, một người dân ở huyện Phú Giáo “cầu cứu” chính quyền vì nước giếng nhà ông khi bơm lên có mùi tanh rất khó chịu nên không dùng được. Sau khi nhận được kiến nghị, ông Tân đã đến gia đình người dân nói trên để tìm hiểu thực tế. Gia chủ nhất mực cho rằng, nước giếng nhà ông có mùi tanh hôi là do mạch nước ngầm đã bị ô nhiễm do nước thải của một lò sản xuất bún gần đó gây ra. Vì lý do này, hai gia đình đã nhiều lần “lời qua tiếng lại”, thậm chí khiếu nại ra chính quyền phân xử.
Sau khi lấy mẫu nước từ hai bên để phân tích, so sánh, ông Tân khẳng định: “Nước thải từ lò bún không phải là tác nhân gây ô nhiễm mạch nước ngầm trong khu vực.” Tìm hiểu kỹ hơn, ông Tân và các cộng sự đã phát hiện cách cái giếng có mùi tanh khoảng 10m trước đây từng tồn tại một giếng đào lớn, người chủ cũ của khu đất đã chôn lấp rất nhiều loại chất thải vào đó trước khi bịt kín hoàn toàn. Ông Tân khẳng định, chính cái giếng này là tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm mạch nước ngầm xung quanh.
“Từ giữa năm 2010, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương đã khảo sát, thống kê số lượng giếng đào, giếng khoan bị bỏ hoang hoặc không còn nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh để tiến hành trám lấp nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm trước các hóa chất gây ô nhiễm thải ra từ quá trình sản xuất, sinh hoạt,” ông Tân cho hay.
Theo thống kê đến hết năm 2010, toàn tỉnh Bình Dương có khoảng 6.400 giếng đào, giếng khoan bị hư hỏng hoặc không được sử dụng. Trước thực trạng trên, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ khoảng 600 triệu đồng để trám lấp kịp thời 333 giếng cho các gia đình nghèo hoặc gặp khó khăn.
Đối với gần 6.100 giếng không thuộc diện được hỗ trợ, tỉnh đang đốc thúc, hướng dẫn cách thức, khuyến khích người dân tự trám lấp. Tuy nhiên, công nghệ trám lấp giếng đào, giếng khoan là chuyện không hề dễ dàng. Theo ông Tân, vấn đề khó khăn là hiện nay người dân không có các loại máy bơm chuyên dụng để tự trám lấp nên Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh phải nghiên cứu ra các biện pháp đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để người dân tự trám lấp các giếng hư hỏng hoặc không còn sử dụng được.
Trong khi đó, kiểu trám lấp thủ công bằng cách “rót” hỗn hợp xi măng pha cát xuống họng giếng thường ngốn nhiều thời gian nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn. Do tập quán sinh hoạt lâu nay nên người dân vẫn thường đào các giếng để lấy nước ngầm tự nhiên phục vụ cho sinh hoạt. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, người dân chuyển sang sử dụng các giếng khoan do chúng có nhiều ưu thế so với các giếng đào tự nhiên.
Quá trình thay thế này khiến các giếng bị bỏ hoang trở thành “hố chứa nước thải” của người dân, từ đó làm phát tán các tạp chất, mầm bệnh theo mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Các nhà chuyên môn phân tích, ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên chủ yếu do mưa, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo là do quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các nước thải sinh hoạt, phân rác, xác chết động vật, công nghiệp, nông nghiệp vào môi trường nước.
Các chất bẩn nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo sẽ thấm qua các giếng hư hỏng, không sử dụng được và từng bước xâm nhập vào tầng chứa nước... Qua nghiên cứu và phân tích nguồn nước tại các khu vực xung quanh các “hố chứa nước thải” nói trên, các cán bộ của Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản đã phát hiện hàm lượng nitơ, sắt... trong các giếng bị ô nhiễm đều ở mức rất cao. Nguyên nhân gây ô nhiễm xuất phát từ các giếng đào bị bỏ hoang hoặc chôn lấp không đúng quy cách.
Ngoài các giếng phục vụ dân sinh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn tồn tại gần 3.700 giếng đào, giếng khoan của các doanh nghiệp “hút nước” ngầm phục vụ sản xuất công nghiệp. Đây là loại giếng rất đáng “ngại” vì chúng gom nước ngầm với khối lượng lớn, gây suy giảm tầng nước ngầm trong thời gian gần đây.
Theo tính toán, nhu cầu sử dụng nước cả tỉnh Bình Dương vào khoảng 460.000m3 nước/ngày trong khi hệ thống nhà máy cấp nước của tỉnh nếu vận hành hết công suất cũng chỉ cung cấp được gần 210.000m3 nước cho các hộ dân và doanh nghiệp, số còn lại phù thuộc vào nguồn nước ngầm lấy từ các giếng đào, giếng khoan. Như vậy, nguồn nước ngầm vẫn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống dân sinh của tỉnh.
Cứu mạch nước ngầm đang là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, vì sức khỏe của người dân và “sức khỏe” của các ngành công nghiệp đang “nuôi sống” tỉnh Bình Dương./.
Chí Tưởng-Vũ Hào (TTXVN/Vietnam+)