“Quy mô đào tạo vượt xa năng lực, không tương xứng với sự phát triển của đội ngũ giáo viên, khả năng đầu tư và cơ sở vật chất”, đó là kết luận của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất lượng giáo dục đại học tại Hội nghị lấy ý kiến báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học vừa được tổ chức tại Hà Nội, ngày 2/4.
Giảng viên “chạy sô” 1.000 tiết một năm
Theo báo cáo, từ năm 1987 đến 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần, do đó tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao so với quy định. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức sinh viên trên giảng viên là 28, nhưng ở nhiều trường, con số này lên tới 40.
Tại các trường ngoài công lập, tình trạng thiếu giáo viên còn đáng lo ngại hơn. Số giảng viên thỉnh giảng (trường thuê dạy theo tiết) gấp nhiều lần so với giảng viên cơ hữu (giảng viên chính thức của trường). Chẳng hạn tại Đại học Dân lập Đông Đô, số giảng viên cơ hữu chỉ có 53 người trong khi giảng viên thỉnh giảng là 375 người, cao gấp 7 lần.
Bên cạnh đó là tình trạng một giảng viên có tên trong danh sách thỉnh giảng của rất nhiều trường, nhất là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Việc “chạy sô” này dẫn tới có giảng viên dạy tới 1.000 tiết một năm trong khi quy định là 260 tiết một năm, nhất là ở các môn đại cương như Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh... và các nhóm ngành hấp dẫn như công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính kế toán...
“Thậm chí có trường ngoài công lập còn trả lương theo giờ giảng và quan niệm giảng viên dạy càng nhiều càng tốt”, ông Lê Văn Học, Phó trưởng Đoàn giám sát cho biết.
Cũng theo ông Học, việc dạy quá nhiều khiến giảng viên không còn thời gian sinh hoạt chuyên môn, không tập trung nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy.
“Đây là quan điểm hết sức sai lầm, lạc hậu về giáo dục. Giáo dục không phải quá trình nhập từ bên ngoài vào mà là quá trình tự phát triển từ bên trong. Hơn nữa, giảng viên không phải là robot hay loa phóng thanh để phát đi phát lại,” ông Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban tuyên giáo Trung ương bức xúc nói.
Chất lượng giảng viên cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi có tới gần 50% ở trình độ cử nhân.
10 sinh viên chung nhau một con ếch
Trước đây, trong giờ thực hành giải phẫu của Đại học Y – Dược Cần Thơ, mỗi sinh viên được thực hành trên một con ếch, 5 sinh viên thực hành trên một con chó. Nay do suất đầu tư thấp, 10 sinh viên mới có một con ếch và 30 sinh viên mới có một con chó để thực hành.
Đây là một ví dụ cho tình trạng cơ sở vật chất không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo ở hầu hết các đại học, cao đẳng của Việt Nam. Trang thiết bị ở các trường đều thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Không ít trường mở các ngành công nghệ nhưng không có phòng thí nghiệm hoặc có nhưng không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của chương trình đào tạo.
Không chỉ thiếu thốn trang thiết bị, điều kiện ăn ở, học tập của sinh viên cũng hết sức khó khăn. Tại Đại học Luật Hà Nội, trung bình mỗi sinh viên chỉ có 0,65 m2 trong khi theo quy định, diện tích phòng học, giảng đường là 6m2/sinh viên. Các trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đại Nam cũng chỉ có hơn 1m2/sinh viên.
Vấn đề ký túc xá còn khó khăn hơn nữa khi hiện chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của sinh viên. Mục tiêu cuối năm 2010 đảm bảo 60% trong tổng số sinh viên được ở ký túc xá theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2005 rất khó đạt được.
Báo động chất lượng từ sinh viên đến nghiên cứu sinh
Giảng viên thiếu và yếu cũng như cơ sở vật chất chưa tương xứng với mức độ đầu vào, nhưng quy mô tuyển sinh lại không ngừng tăng, trung bình mỗi năm tăng 13%.
Kết quả giám sát cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không nghiêm trong việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là đối với các trường ngoài công lập vốn có đội ngũ giảng viên cơ hữu mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Trong vòng 4 năm, từ 2006 đến 2009, chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Dân lập Quang Trung tăng từ 700 lên 3.300, Đại học Dân lập Hùng Vương tăng từ 1.000 lên 2.100 sinh viên.
Mặc dù được giao chỉ tiêu rộng rãi nhưng nhiều trường vẫn tuyển vượt với tỷ lệ cao. Điển hình như năm 2009, Cao đẳng Cần Thơ vượt 88,6%, Đại học Phan Thiết vượt 91,7%, thậm chí có trường tuyển thêm hàng trăm sinh viên vào những ngành chưa được phép mở nhưng chế tài xử lý quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
“Điều đáng lo ngại nhất là lĩnh vực đào tạo sau đại học, việc tuyển sinh còn ít tính sàng lọc hơn rất nhiều so với đại học, cao đẳng. Một số trường, chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ cao hơn so với số thí sinh nộp đơn xin dự tuyển. Chẳng hạn, năm 2008, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 154 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nhưng chỉ có 140 thí sinh dự tuyển. Có trường hợp, khi thẩm định lại 17 bài thi môn tiếng Anh của thí sinh nghiên cứu sinh thì chỉ có 2 bài đạt yêu cầu”, ông Học cho biết.
Trước thực trạng điều tra, Đoàn giám sát khẳng định: "Chất lượng đầu vào của một bộ phận lớn sinh viên và học viên sau đại học rất yếu, không phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao"./.
Giảng viên “chạy sô” 1.000 tiết một năm
Theo báo cáo, từ năm 1987 đến 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần, do đó tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao so với quy định. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức sinh viên trên giảng viên là 28, nhưng ở nhiều trường, con số này lên tới 40.
Tại các trường ngoài công lập, tình trạng thiếu giáo viên còn đáng lo ngại hơn. Số giảng viên thỉnh giảng (trường thuê dạy theo tiết) gấp nhiều lần so với giảng viên cơ hữu (giảng viên chính thức của trường). Chẳng hạn tại Đại học Dân lập Đông Đô, số giảng viên cơ hữu chỉ có 53 người trong khi giảng viên thỉnh giảng là 375 người, cao gấp 7 lần.
Bên cạnh đó là tình trạng một giảng viên có tên trong danh sách thỉnh giảng của rất nhiều trường, nhất là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Việc “chạy sô” này dẫn tới có giảng viên dạy tới 1.000 tiết một năm trong khi quy định là 260 tiết một năm, nhất là ở các môn đại cương như Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh... và các nhóm ngành hấp dẫn như công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính kế toán...
“Thậm chí có trường ngoài công lập còn trả lương theo giờ giảng và quan niệm giảng viên dạy càng nhiều càng tốt”, ông Lê Văn Học, Phó trưởng Đoàn giám sát cho biết.
Cũng theo ông Học, việc dạy quá nhiều khiến giảng viên không còn thời gian sinh hoạt chuyên môn, không tập trung nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy.
“Đây là quan điểm hết sức sai lầm, lạc hậu về giáo dục. Giáo dục không phải quá trình nhập từ bên ngoài vào mà là quá trình tự phát triển từ bên trong. Hơn nữa, giảng viên không phải là robot hay loa phóng thanh để phát đi phát lại,” ông Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban tuyên giáo Trung ương bức xúc nói.
Chất lượng giảng viên cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi có tới gần 50% ở trình độ cử nhân.
10 sinh viên chung nhau một con ếch
Trước đây, trong giờ thực hành giải phẫu của Đại học Y – Dược Cần Thơ, mỗi sinh viên được thực hành trên một con ếch, 5 sinh viên thực hành trên một con chó. Nay do suất đầu tư thấp, 10 sinh viên mới có một con ếch và 30 sinh viên mới có một con chó để thực hành.
Đây là một ví dụ cho tình trạng cơ sở vật chất không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo ở hầu hết các đại học, cao đẳng của Việt Nam. Trang thiết bị ở các trường đều thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Không ít trường mở các ngành công nghệ nhưng không có phòng thí nghiệm hoặc có nhưng không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của chương trình đào tạo.
Không chỉ thiếu thốn trang thiết bị, điều kiện ăn ở, học tập của sinh viên cũng hết sức khó khăn. Tại Đại học Luật Hà Nội, trung bình mỗi sinh viên chỉ có 0,65 m2 trong khi theo quy định, diện tích phòng học, giảng đường là 6m2/sinh viên. Các trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đại Nam cũng chỉ có hơn 1m2/sinh viên.
Vấn đề ký túc xá còn khó khăn hơn nữa khi hiện chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của sinh viên. Mục tiêu cuối năm 2010 đảm bảo 60% trong tổng số sinh viên được ở ký túc xá theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2005 rất khó đạt được.
Báo động chất lượng từ sinh viên đến nghiên cứu sinh
Giảng viên thiếu và yếu cũng như cơ sở vật chất chưa tương xứng với mức độ đầu vào, nhưng quy mô tuyển sinh lại không ngừng tăng, trung bình mỗi năm tăng 13%.
Kết quả giám sát cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không nghiêm trong việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là đối với các trường ngoài công lập vốn có đội ngũ giảng viên cơ hữu mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Trong vòng 4 năm, từ 2006 đến 2009, chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Dân lập Quang Trung tăng từ 700 lên 3.300, Đại học Dân lập Hùng Vương tăng từ 1.000 lên 2.100 sinh viên.
Mặc dù được giao chỉ tiêu rộng rãi nhưng nhiều trường vẫn tuyển vượt với tỷ lệ cao. Điển hình như năm 2009, Cao đẳng Cần Thơ vượt 88,6%, Đại học Phan Thiết vượt 91,7%, thậm chí có trường tuyển thêm hàng trăm sinh viên vào những ngành chưa được phép mở nhưng chế tài xử lý quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
“Điều đáng lo ngại nhất là lĩnh vực đào tạo sau đại học, việc tuyển sinh còn ít tính sàng lọc hơn rất nhiều so với đại học, cao đẳng. Một số trường, chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ cao hơn so với số thí sinh nộp đơn xin dự tuyển. Chẳng hạn, năm 2008, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 154 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nhưng chỉ có 140 thí sinh dự tuyển. Có trường hợp, khi thẩm định lại 17 bài thi môn tiếng Anh của thí sinh nghiên cứu sinh thì chỉ có 2 bài đạt yêu cầu”, ông Học cho biết.
Trước thực trạng điều tra, Đoàn giám sát khẳng định: "Chất lượng đầu vào của một bộ phận lớn sinh viên và học viên sau đại học rất yếu, không phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao"./.
Phạm Mai (Vietnam+)