Trang tin Quốc tế cuối tuần của mạng tin MVS (Mexico) đưa tin dài kèm hình ảnh về việc Mỹ đã tham gia tẩy chất độc da cam/dioxin tại căn cứ không quân cũ ở Đà Nẵng, và nhấn mạnh rằng cuối cùng chính phủ Mỹ cũng bắt đầu làm công việc đó.
Thông tin từ trang MVS cho biết từ năm 1989, Washington đã trợ cấp 54 triệu USD cho người khuyết tật Việt Nam và dự kiến cấp khoảng 20 triệu USD cho kế hoạch xử lý chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng và một số dự án liên quan đến người khuyết tật trong năm 2012.
Liên quan đến vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, báo điện tử Le Grand Soir của Thụy Sĩ số ra mới đây cũng đã đăng tải bài viết của tác giả André Bouny, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam với nhan đề "Chất độc da cam Việt Nam sau nửa thế kỷ."
Bài báo trên có đoạn viết: Ngày 10/8 là Ngày vì Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Việt Nam. 51 năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ rải chất độc da cam/dioxin xuống Việt Nam, nhưng chất độc vẫn còn tồn tại và tiếp tục gây ảnh hưởng nguy hại tới các thế hệ người Việt Nam. Mỹ cho đến nay vốn lẩn tránh và từ chối trách nhiệm của họ liên quan đến tội ác do chất độc da cam/dioxin gây ra. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chính Mỹ lại đề xuất việc nghiên cứu dự án tẩy rửa chất độc này tại căn cứ không quân cũ của họ ở Đà Nẵng. Năm 2011, việc tẩy chất dioxin đã được thực hiện một phần tại đây.
[Mỹ lần đầu trực tiếp tham gia xử lý chất độc dioxin]
Trước đó, ngày 9/8, tại sân bay Đà Nẵng, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đã tham dự lễ khởi công dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin. Dự án này trị giá 43 triệu USD và được thực hiện trong bốn năm trên diện tích khoảng 19ha. Công việc chính của dự án là dùng công nghệ để tẩy sạch chất dioxin ra khỏi đất đá và nguồn nước ở khu vực trước đây là căn cứ không quân của Mỹ tại Đà Nẵng.
Trong chiến tranh ở Việt Nam, máy bay C-123 của Lực lượng không quân Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ xuống lãnh thổ Việt Nam, trong đó có chứa chất độc da cam/dioxin, nhằm phá hủy rừng xanh và cây trồng.
Căn cứ không quân của Mỹ tại Đà Nẵng là một trong ba khu vực bị ô nhiễm nhất với nồng độ cao hơn 400 lần so với mức có thể chấp nhận. Trên thực tế, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, trẻ sinh ra bị quái thai và các bệnh liên quan đến chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng hiện cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước.
Số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) cho thấy hiện có 3 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó khoảng 1 triệu nạn nhân tiếp tục phải gánh chịu hậu quả nặng nề do loại hóa chất này gây ra. Trong khi cựu chiến binh Mỹ đã được bồi thường hàng triệu USD, thì nạn nhân Việt Nam chưa hề nhận được bất cứ sự bồi thường nào./.
Thông tin từ trang MVS cho biết từ năm 1989, Washington đã trợ cấp 54 triệu USD cho người khuyết tật Việt Nam và dự kiến cấp khoảng 20 triệu USD cho kế hoạch xử lý chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng và một số dự án liên quan đến người khuyết tật trong năm 2012.
Liên quan đến vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, báo điện tử Le Grand Soir của Thụy Sĩ số ra mới đây cũng đã đăng tải bài viết của tác giả André Bouny, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam với nhan đề "Chất độc da cam Việt Nam sau nửa thế kỷ."
Bài báo trên có đoạn viết: Ngày 10/8 là Ngày vì Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Việt Nam. 51 năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ rải chất độc da cam/dioxin xuống Việt Nam, nhưng chất độc vẫn còn tồn tại và tiếp tục gây ảnh hưởng nguy hại tới các thế hệ người Việt Nam. Mỹ cho đến nay vốn lẩn tránh và từ chối trách nhiệm của họ liên quan đến tội ác do chất độc da cam/dioxin gây ra. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chính Mỹ lại đề xuất việc nghiên cứu dự án tẩy rửa chất độc này tại căn cứ không quân cũ của họ ở Đà Nẵng. Năm 2011, việc tẩy chất dioxin đã được thực hiện một phần tại đây.
[Mỹ lần đầu trực tiếp tham gia xử lý chất độc dioxin]
Trước đó, ngày 9/8, tại sân bay Đà Nẵng, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đã tham dự lễ khởi công dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin. Dự án này trị giá 43 triệu USD và được thực hiện trong bốn năm trên diện tích khoảng 19ha. Công việc chính của dự án là dùng công nghệ để tẩy sạch chất dioxin ra khỏi đất đá và nguồn nước ở khu vực trước đây là căn cứ không quân của Mỹ tại Đà Nẵng.
Trong chiến tranh ở Việt Nam, máy bay C-123 của Lực lượng không quân Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ xuống lãnh thổ Việt Nam, trong đó có chứa chất độc da cam/dioxin, nhằm phá hủy rừng xanh và cây trồng.
Căn cứ không quân của Mỹ tại Đà Nẵng là một trong ba khu vực bị ô nhiễm nhất với nồng độ cao hơn 400 lần so với mức có thể chấp nhận. Trên thực tế, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, trẻ sinh ra bị quái thai và các bệnh liên quan đến chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng hiện cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước.
Số liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) cho thấy hiện có 3 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó khoảng 1 triệu nạn nhân tiếp tục phải gánh chịu hậu quả nặng nề do loại hóa chất này gây ra. Trong khi cựu chiến binh Mỹ đã được bồi thường hàng triệu USD, thì nạn nhân Việt Nam chưa hề nhận được bất cứ sự bồi thường nào./.
(TTXVN)