Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong 12 giờ tới, bão số 3 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ.
Hiện nay, do ảnh hưởng của bão số 3, ở các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến 70-150mm, riêng tại đảo Lý Sơn 343mm, Đà Nẵng 175,mm, Huế 181mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 202mm; Hà Tĩnh 193mm. Tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.; Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Hồi 7 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở cách bờ biển các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 90km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.
Đến 19 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh Nam Định-Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200km. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và nam đồng bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to; các nơi khác thuộc Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Vùng ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2-4m.
Như vậy, khoảng chiều tối nay (24/8), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 25/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực biên giới Việt Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 25/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Tại Thừa Thiên-Huế, chiều 23/8, một cơn lốc xoáy kèm theo mưa lớn xảy ra tại hai xã Quảng Lợi và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) làm 49 nhà dân bị tốc mái. Đến chiều tối cùng ngày, thêm 50 căn nhà nữa tại huyện Phú Vang bị tốc mái, làm 6 người dân ở hai thôn này bị thương vì mái tôn, ngói, vật cứng bay trúng người khi trèo lên lợp, giằng chéo lại mái nhà.
Lốc xoáy càn quét qua Trường mầm non Cự Lại Nam đã làm gạch, đá, ngói… rơi vào người các em học sinh đang ngồi học tại trường này làm 5 học sinh bị thương./.
Hiện nay, do ảnh hưởng của bão số 3, ở các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến 70-150mm, riêng tại đảo Lý Sơn 343mm, Đà Nẵng 175,mm, Huế 181mm; Thạch Hãn (Quảng Trị) 202mm; Hà Tĩnh 193mm. Tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.; Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Hồi 7 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở cách bờ biển các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 90km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.
Đến 19 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh Nam Định-Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200km. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa và nam đồng bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to; các nơi khác thuộc Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng. Vùng ven biển các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2-4m.
Như vậy, khoảng chiều tối nay (24/8), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 25/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực biên giới Việt Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 25/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Tại Thừa Thiên-Huế, chiều 23/8, một cơn lốc xoáy kèm theo mưa lớn xảy ra tại hai xã Quảng Lợi và Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) làm 49 nhà dân bị tốc mái. Đến chiều tối cùng ngày, thêm 50 căn nhà nữa tại huyện Phú Vang bị tốc mái, làm 6 người dân ở hai thôn này bị thương vì mái tôn, ngói, vật cứng bay trúng người khi trèo lên lợp, giằng chéo lại mái nhà.
Lốc xoáy càn quét qua Trường mầm non Cự Lại Nam đã làm gạch, đá, ngói… rơi vào người các em học sinh đang ngồi học tại trường này làm 5 học sinh bị thương./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)