Na Uy là một quốc gia có Hiệp hội về quyền sao chép thực hiện hiệu quả và có uy tín trên thế giới. Nhân dịp đoàn chuyên gia cao cấp về quyền tác giả của Hiệp hội Quyền sao chép và quyền tương tự Kopinor-Na Uy đến thăm và làm việc với Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam-Vietrro, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn ông John-Willy Rudolph-Giám đốc Quỹ Kopinor-Na Uy.
- Được biết Hiệp hội Quyền sao chép và quyền tương tự Kopinor-Nauy là một tổ chức hoạt động rất mạnh gần 30 năm qua, ông có thể cho biết những ngày “khởi đầu nan” của tổ chức này ở Nauy?Ông John-Willy Rudolp: Đầu tiên là một số thành viên Hội nhà văn viết thư cho Thủ tướng nước tôi về việc nạn sao chép đang không thể kiểm soát nổi. Họ đã đặt vấn đề như thế này. Đó là các thầy giáo ở các trường học đang vi phạm luật hình sự. Khi chính các thầy giáo cho sao chép hoặc bảo học sinh photocopy tài liệu để học tập. Ở Na Uy, học sinh phổ thông được cấp phát sách giáo khoa nên việc sao chép thường là tài liệu tham khảo. Ví dụ như một thầy giáo dạy nhạc muốn dạy thêm một bài hát không có trong sách, ông thầy đã phải cho trò photocopy bài hát đó. Mới nghe thì các bạn chưa hiểu hết. Ví dụ như nhìn cái máy photocopy, đôi khi bạn thấy như không thành vấn đề gì song thực ra khi nó vận hành cũng chính là lúc các tác giả bị tước quyền của người sáng tạo, người làm chủ tác phẩm - tài sản của chính họ. Ban đầu chúng tôi cũng khó khăn lắm vì ngay cả các nhà văn, các nhạc sĩ và những người sao chép cũng không ý thức về việc vi phạm nghiệm trọng kể trên. Sau đó, chúng tôi được chính phủ ủng hộ và công việc ngày càng có quy củ hơn. Cho dù mỗi quốc gia đều có những vấn đề rất cấp bách khác trong cuộc sống nhưng việc bảo vệ quyền tác giả không thể chậm trễ hơn nữa. Vì cần phải bắt đầu thì mới đến đích. Các nhà văn, các nhạc sĩ phải tỉnh ngộ liên hiệp lại đòi quyền lới của mình. Tôi là nhà xã hội học, người sẽ kế nhiệm sau này là ông Fuglerud-Phó giám đốc điều hành của chúng tôi là nhà sử học và một nhân vật chịu trách nhiệm điều hành nữa là nhà soạn nhạc. - Thưa ông, đâu là thách thức tiếp theo cho đến hôm nay của các ông cũng như mọi tổ chức quản lý quyền sao chép, bảo vệ tác quyền?
Ông John-Willy Rudolp: Đó là sự tiến nhanh của khoa học công nghệ. Mạng Internet và các cách quản lý tài nguyên trên đó. Chúng tôi luôn luôn phải cập nhập, cải tiến để theo kịp tình hình mới. Có năm phải sửa những quy định tới hai lần.
- Xin hỏi ông, ở Na Uy việc quản lý các bài báo trên các tờ báo điện tử được thực hiện thế nào? Ví dụ như người ta cố tình sao chép không hỏi tác giả cũng như tờ báo đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm gì?Ông John-Willy Rudolp: Chúng tôi nghĩ rằng việc quản lý bài của các báo điện tử, các tổ chức không khó lắm vì đã có cách quản lý bằng kỹ thuật. Đó là "khóa" chỉ cho đọc không cho sao chép. Phải có mật khẩu mới thực hiện được việc sao chép, lấy file tài liệu để in ấn. Cái khó là ở các mạng nội bộ của các cơ quan lớn, các viện nghiên cứu… nhiều thành viên cùng có mật khẩu và họ có thể lấy, phát tán rất khó tham gia can thiệp quản lý. Tuy nhiên câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi lớn. Khi mà nhiều trang mạng cứ “tự nhiên” lấy thông tin không phải của mình rồi đăng tải. Ở Na Uy, chúng tôi đã đóng cửa khoảng 50 website vi phạm. - Còn việc giúp cho người đọc có quyền được đọc sách hay và thực hiện nộp phí tác quyền đầy đủ thì Hiệp hội Quyền sao chép và quyền tương tự Kopinor-Nauy đã làm gì? Ông John-Willy Rudolp: Chúng tôi có thư viện quốc gia điện tử với 50.000 đầu sách. Người đọc chỉ đọc trên màn hình. Tôi nghĩ rằng giữa sách không còn xuất bản và những cuốn sách đang bán phải có sự đối xử khác nhau. Bây giờ người ta đọc sách rất nhiều trên máy tính bảng nên việc quản lý, thu phí với sách kỹ thuật số, sách tài nguyên trên mạng rất cần thiết.
- Nếu có người bi quan cho rằng việc thực thi nghiêm quyền sao chép ở Na Uy mất 10 năm để đi vào nếp thì ở Việt Nam phải mất 60 năm, ông sẽ nói gì?Ông John-Willy Rudolp: Ồ không, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, ủng hộ các bạn về kỹ thuật và cũng muốn chờ xem việc vận động của các bạn đối với cơ quan quản lý thế nào. Chúng tôi mất nhiều năm là vì chúng tôi đi đầu và mở đường. Sau này, khi giúp các nước khác thực hiện bảo vệ quyền tác giả chúng tôi nhận thấy họ đều nhanh chóng hơn vì rút ngắn được quãng đường mà chúng tôi đã đi và có còn thêm những kinh nghiệm mà không cần phải trải qua…
Ông John-Willy Rudolp: Đó là sự tiến nhanh của khoa học công nghệ. Mạng Internet và các cách quản lý tài nguyên trên đó. Chúng tôi luôn luôn phải cập nhập, cải tiến để theo kịp tình hình mới. Có năm phải sửa những quy định tới hai lần.
- Xin hỏi ông, ở Na Uy việc quản lý các bài báo trên các tờ báo điện tử được thực hiện thế nào? Ví dụ như người ta cố tình sao chép không hỏi tác giả cũng như tờ báo đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm gì?Ông John-Willy Rudolp: Chúng tôi nghĩ rằng việc quản lý bài của các báo điện tử, các tổ chức không khó lắm vì đã có cách quản lý bằng kỹ thuật. Đó là "khóa" chỉ cho đọc không cho sao chép. Phải có mật khẩu mới thực hiện được việc sao chép, lấy file tài liệu để in ấn. Cái khó là ở các mạng nội bộ của các cơ quan lớn, các viện nghiên cứu… nhiều thành viên cùng có mật khẩu và họ có thể lấy, phát tán rất khó tham gia can thiệp quản lý. Tuy nhiên câu hỏi của bạn cũng là câu hỏi lớn. Khi mà nhiều trang mạng cứ “tự nhiên” lấy thông tin không phải của mình rồi đăng tải. Ở Na Uy, chúng tôi đã đóng cửa khoảng 50 website vi phạm. - Còn việc giúp cho người đọc có quyền được đọc sách hay và thực hiện nộp phí tác quyền đầy đủ thì Hiệp hội Quyền sao chép và quyền tương tự Kopinor-Nauy đã làm gì? Ông John-Willy Rudolp: Chúng tôi có thư viện quốc gia điện tử với 50.000 đầu sách. Người đọc chỉ đọc trên màn hình. Tôi nghĩ rằng giữa sách không còn xuất bản và những cuốn sách đang bán phải có sự đối xử khác nhau. Bây giờ người ta đọc sách rất nhiều trên máy tính bảng nên việc quản lý, thu phí với sách kỹ thuật số, sách tài nguyên trên mạng rất cần thiết.
- Nếu có người bi quan cho rằng việc thực thi nghiêm quyền sao chép ở Na Uy mất 10 năm để đi vào nếp thì ở Việt Nam phải mất 60 năm, ông sẽ nói gì?Ông John-Willy Rudolp: Ồ không, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, ủng hộ các bạn về kỹ thuật và cũng muốn chờ xem việc vận động của các bạn đối với cơ quan quản lý thế nào. Chúng tôi mất nhiều năm là vì chúng tôi đi đầu và mở đường. Sau này, khi giúp các nước khác thực hiện bảo vệ quyền tác giả chúng tôi nhận thấy họ đều nhanh chóng hơn vì rút ngắn được quãng đường mà chúng tôi đã đi và có còn thêm những kinh nghiệm mà không cần phải trải qua…
Câu chuyện ở cuộc tọa đàm Nhà văn Y Ban đã chia sẻ về việc mất quyền tác giả của mình trong trường hợp tác phẩm nổi tiếng của chị có tên “I am đàn bà” bị người ta dịch trên Google ra hàng chục thứ tiếng và tự ý treo trên nhiều trang không thể đếm xuể. Nhà văn Y Ban kể một câu chuyện nhỏ trong cuộc tọa đàm với đại diện Hiệp hội Quyền sao chép và quyền tương tự Kopinor-Nauy: “Có một chuyên gia đến nước chúng tôi để vận động dùng muối I-ốt nhằm nâng cao trí tuệ cho trẻ em Việt Nam. Sau một thời gian đi thực tế ở Huế, ông ấy đã nhận ra rằng ở Việt Nam trẻ em bị chết vì tai nạn thương tích và các rủi ro khác còn cấp bách hơn là vận động dùng muối I-ốt. Tôi e rằng cấm sao chép ở Việt Nam cũng tương tự như vậy. Vì nước chúng tôi cũng còn bao vấn đề rất bức bách cần quan tâm trước." Sau khi tiếp xúc, bàn bạc với tổ chức Quyền sao chép và quyền tương tự Kopinor-Nauy, nhà văn Y Ban nói: “Tôi đã ngộ ra. Nếu nhà văn chúng tôi không tự bảo vệ quyền của mình thì ai sẽ bảo vệ mình đây!” |
Nguyễn Anh (Vietnam+)