Bất chấp phản đối, Nhật Bản bắt đầu mùa đánh bắt cá voi ở Nam Cực

Các tàu lớn của Nhật Bản đã khởi hành tới Nam Cực để bắt đầu mùa đánh bắt cá voi hàng năm, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lệnh cấm đánh bắt trên toàn thế giới.
Bất chấp phản đối, Nhật Bản bắt đầu mùa đánh bắt cá voi ở Nam Cực ảnh 1Ngư dân Nhật Bản xẻ thịt cá voi tại cảng Wada, tỉnh Chiba, phía Đông thủ đô Tokyo ngày 3/7/2000. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 18/10, các tàu lớn của Nhật Bản đã khởi hành tới Nam Cực để bắt đầu mùa đánh bắt cá voi hàng năm, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lệnh cấm đánh bắt trên toàn thế giới.

Theo quan chức Sở Ngư nghiệp ở Tokyo, hai tàu lớn đã rời thành phố cảng Shimonoseki ở miền Tây Nhật Bản với mục tiêu đánh bắt 333 cá voi lưng xám.

Nhật Bản đã ký tham gia lệnh cấm đánh bắt cá voi của Ủy ban Cá voi quốc tế vốn có hiệu lực vào năm 1986, theo đó cấm đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã lợi dụng kẽ hở của lệnh cấm tạm thời là cho phép đánh bắt phục vụ nghiên cứu khoa học.

Năm 2014, Tòa án Tư pháp Quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ) đã ra lệnh yêu cầu Nhật Bản chấm dứt hoạt động đánh bắt cá voi ở Nam Cực với lý do mục đích đánh bắt của Nhật Bản không phục vụ nghiên cứu khoa học.

Sau phán quyết này, Nhật Bản đã hủy bỏ mùa đánh bắt cá voi năm 2014-2015 và chỉ tham gia trở lại vào mùa đánh bắt năm 2015-2016 theo một chương trình mới là giảm 2/3 lượng đánh bắt (từ 1.000 con xuống 333 con), đồng thời khẳng định kế hoạch này thuần túy phục vụ nghiên cứu khoa học./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh khẩn trương sửa chữa hồ chứa nước Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh khẩn trương sửa chữa hồ chứa nước Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh đã bị xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Các dòng sông trên Trái Đất đang dần cạn kiệt

Các dòng sông trên Trái Đất đang dần cạn kiệt

Do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm và hoạt động khai thác quá mức, các dòng sông đang dần cạn kiệt với dòng chảy thu hẹp, chất lượng nước suy giảm; nhiều con sông đang biến thành “sông chết.”

Hội LHPN xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi đã phát các giỏ nhựa miễn phí cho hội viên để phân loại rác thải. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Hiệu quả từ những mô hình đô thị giảm nhựa

WWF-Việt Nam và các thành phố tiên phong triển khai mô hình quản lý tốt hơn chất thải nhựa dựa trên phương pháp tiếp cận 5T là tiết giảm, tái chế, tái sử dụng, truyền thông, tăng cường quản lý.