Trước những diễn biến bất ổn tại nhiều nước ở Trung Đông và Bắc Phi hiện nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo về những ảnh hưởng tai hại đối với các nền kinh tế trong khu vực.
Trong bài viết trên Tạp chí nghiên cứu của IMF ngày 17/2, ông Masood Ahmed, Giám đốc khu vực Trung Đông và Trung Á của IMF, cho rằng tình hình bất ổn sẽ khiến các chính phủ phải đối mặt với những hạn chế về tín dụng, hoạt động của giới doanh nghiệp bị cản trở và nguồn vốn ngân hàng sẽ chậm được giải ngân.
Ngoài ra, Giám đốc Ahmed nêu rõ các nước khu vực cần cân đối và phát huy tối đa hiệu quả của các lợi ích từ tăng trưởng kinh tế và phát triển đối với người dân.
Ông Ahmed khẳng định IMF sẵn sàng giúp các nước trong khu vực giải quyết những tác động kinh tế cũng như tư vấn chính sách về phát triển bền vững để khu vực này vượt qua các thách thức trong giai đoạn trung và ngắn hạn.
Ông Ahmed cũng lưu ý rằng các chương trình cải tổ kinh tế cần có tính cạnh tranh hơn để các nước vượt qua các thách thức đang cản trở sự phát triển và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Bản tin tài chính Bloomberg cùng ngày cho biết chi phí bảo hiểm nợ nần của các chính phủ tại Trung Đông đang tăng cao, đặc biệt tại Bahrain. Công ty dịch vụ tài chính Fitch Ratings cũng không loại trừ khả năng hạ thấp mức tín nhiệm về tài chính của Bahrain.
Trong khi đó, mạng tin Đánh giá Tình hình chính trị thế giới (Mỹ) ngày 17/2 cho rằng tình trạng mất ổn định chính trị hiện nay tại Trung Đông đang đe dọa sự lệ thuộc vào nguồn dầu lửa Vùng Vịnh của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nền kinh tế lớn khác ở châu Á.
Việc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức đã phần nào xoa dịu những quan ngại rằng căng thẳng ở Trung Đông sẽ đẩy giá dầu lửa leo thang và làm gián đoạn các nguồn cung dầu lửa quan trọng. Eo biển Hormuz, nằm giữa Iran và Oman, hiện là tuyến vận tải hàng hải duy nhất ra vào Vùng Vịnh.
Trong năm 2009, trung bình mỗi ngày có khoảng 15,5 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo biển này, chiếm 1/3 lượng dầu giao dịch trên toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển. Hơn 75% lượng dầu thô của Vùng Vịnh đổ vào các nước đang phát triển tại châu Á. Do vậy, tất cả các nền kinh tế nhập khẩu năng lượng ở châu lục này đều phụ thuộc vào những diễn biến ở Trung Đông./.
Trong bài viết trên Tạp chí nghiên cứu của IMF ngày 17/2, ông Masood Ahmed, Giám đốc khu vực Trung Đông và Trung Á của IMF, cho rằng tình hình bất ổn sẽ khiến các chính phủ phải đối mặt với những hạn chế về tín dụng, hoạt động của giới doanh nghiệp bị cản trở và nguồn vốn ngân hàng sẽ chậm được giải ngân.
Ngoài ra, Giám đốc Ahmed nêu rõ các nước khu vực cần cân đối và phát huy tối đa hiệu quả của các lợi ích từ tăng trưởng kinh tế và phát triển đối với người dân.
Ông Ahmed khẳng định IMF sẵn sàng giúp các nước trong khu vực giải quyết những tác động kinh tế cũng như tư vấn chính sách về phát triển bền vững để khu vực này vượt qua các thách thức trong giai đoạn trung và ngắn hạn.
Ông Ahmed cũng lưu ý rằng các chương trình cải tổ kinh tế cần có tính cạnh tranh hơn để các nước vượt qua các thách thức đang cản trở sự phát triển và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Bản tin tài chính Bloomberg cùng ngày cho biết chi phí bảo hiểm nợ nần của các chính phủ tại Trung Đông đang tăng cao, đặc biệt tại Bahrain. Công ty dịch vụ tài chính Fitch Ratings cũng không loại trừ khả năng hạ thấp mức tín nhiệm về tài chính của Bahrain.
Trong khi đó, mạng tin Đánh giá Tình hình chính trị thế giới (Mỹ) ngày 17/2 cho rằng tình trạng mất ổn định chính trị hiện nay tại Trung Đông đang đe dọa sự lệ thuộc vào nguồn dầu lửa Vùng Vịnh của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nền kinh tế lớn khác ở châu Á.
Việc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức đã phần nào xoa dịu những quan ngại rằng căng thẳng ở Trung Đông sẽ đẩy giá dầu lửa leo thang và làm gián đoạn các nguồn cung dầu lửa quan trọng. Eo biển Hormuz, nằm giữa Iran và Oman, hiện là tuyến vận tải hàng hải duy nhất ra vào Vùng Vịnh.
Trong năm 2009, trung bình mỗi ngày có khoảng 15,5 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo biển này, chiếm 1/3 lượng dầu giao dịch trên toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển. Hơn 75% lượng dầu thô của Vùng Vịnh đổ vào các nước đang phát triển tại châu Á. Do vậy, tất cả các nền kinh tế nhập khẩu năng lượng ở châu lục này đều phụ thuộc vào những diễn biến ở Trung Đông./.
(TTXVN/Vietnam+)