Ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia (FN) tái khẳng định Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy sẽ thất bại chung cuộc.
Cách cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vài ngày, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia (FN) vẫn tiếp tục tấn công mạnh mẽ "cánh hữu" và không muốn nhường "một phân đất" nào cho Sarkozy, người mà bà coi là "đối thủ chính" thay vì ứng cử viên François Hollande của cánh tả.
Ngày 19/4, phát biểu tại một cuộc họp báo sau chuyến đi thực địa tại Côtes-d'Armor, một tỉnh thuộc vùng Bretagne (cực tây của Pháp), bà cho rằng Hollande là "người ngây thơ" khi muốn đưa khía cạnh tăng trưởng vào một hiệp ước của châu Âu và một lần nữa nhấn mạnh Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy sẽ thất bại chung cuộc bất luận kết quả bỏ phiếu vòng một ra sao.
Bà khẳng định: "Nicolas Sarkozy đã cảm thấy sự thất bại. Bão tố sẽ chặt bỏ những cành cây khô và cho phép những chồi non được thể hiện mình."
Ứng cử viên cực hữu cũng khẳng định quan điểm rằng nếu kết quả vòng một của bà không bằng kết quả mà cha bà, ông Jean Marie Le Pen, đã đạt được tại bầu cử năm 2002 (16,8%) thì "đó sẽ là một sự thụt lùi" của FN.
Bà nhắc lại rằng "hy vọng và mục tiêu" của bà là phải vào được vòng hai.
Sở dĩ Marine Le Pen liên tục công kích cánh hữu là do bà khó chịu trước việc Sarkozy (Liên minh vì Phong trào Nhân dân – UMP) ngày càng thể hiện rõ xu hướng "vay mượn" các chủ đề cố hữu của FN để "chiếm đoạt" các cử tri của bà.
Những ngày qua, mặc dù rất mệt mỏi nhưng Sarkozy vẫn cố gắng nối lại sự năng động bị gián đoạn do luật bầu cử không cho phép ông xuất hiện trên truyền hình nhiều hơn các ứng cử viên khác.
Một cận sự trong ê kíp tranh cử của Sarkozy cho biết: "Điểm số của ông tại các cuộc thăm dò dư luận vòng một chỉ nhích lên mỗi khi ông xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn và trong các chương trình lớn. Và khi ông bị cúp lời, điểm số của ông lại nhanh chóng thụt lùi."
Như vậy, trừ tối 19/4, ông không còn cơ hội nào với truyền thông trong vài ngày cuối cùng của chiến dịch. "Quả là một cuộc chạy vượt rào, nhưng có điều các hàng rào mà cử tri yêu cầu tôi phải vượt qua lại cao hơn so với những ứng cử viên còn lại," Sarkozy đã nói như vậy với một cận sự của ông.
Không thể xuất hiện liên tục và trực tiếp trên truyền thông, Sarkozy chỉ còn trông mong vào các chuyến đi thực địa mệt mỏi. Và vẫn chọn cách diễn văn ngẫu hứng, ông tiếp tục đào sâu, thậm chí lạm dụng, các chủ đề quen thuộc của phe cực hữu để diễn thuyết.
Vẫn là những đề xuất về nhập cư, bảo vệ "châu Âu biên giới" (xét lại Hiệp định Schengen), chống chủ nghĩa cực đoan và những chủ đề bị đánh giá là "lặt vặt" như xét lại chế độ cấp bằng lái ôtô, quy định giờ mở cửa bể bơi, đấu tranh vì thế tục...
Dường như Sarkozy đang mất dần sự tự tin và vì vậy, ông phải chệch hướng vận động từ trung hữu sang cực hữu để thuyết phục sự ủng hộ từ các cử tri truyền thống của FN và từ những cử tri thuộc "đa số im lặng," tức là những người đến nay chưa muốn bày tỏ chính kiến.
"Bỏ phiếu cho Jean-Marie Le Pen đã từng làm lợi cho François Mitterrand trong hai nhiệm kỳ bảy năm, và bỏ phiếu cho Marine Le Pen sẽ chỉ phục vụ François Hollande," Sarkozy cảnh báo cử tri của FN.
Theo kết quả thăm dò dư luận của Viện OpinionWay, tuy chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra bầu cử vòng một nhưng vẫn còn 23% cử tri Pháp, tức là khoảng 6-8 triệu người, chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nào.
Trong khi đó, số người không bày tỏ ý kiến trước bầu cử của năm 2007 chỉ dừng ở 14%.
Ê kíp tranh cử của Sarkozy hy vọng con số quan trọng nêu trên có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa các ứng cử viên và mang lại lợi thế cho cánh hữu.
Theo phân tích của Bruno Jeanbart, giám đốc nghiên cứu của OpinionWay, "số điểm sàn sàn nhau giữa Sarkozy và Hollande tại các cuộc thăm dò cho vòng một có thể có những thay đổi vào tối Chủ Nhật này."
Và sự thay đổi sẽ phụ thuộc vào việc ở cánh hữu, lựa chọn của những cử tri do dự có chuyển từ Marine Le Pen sang Sarkozy và ở cánh tả, có chuyển từ Jean-Luc Mélenchon (Mặt trận Cánh tả - FG) sang Hollande hay không.
Việc dẫn trước đối thủ đứng thứ hai sẽ mang lại cơ hội thúc đẩy sự năng động trong hai tuần còn lại của chiến dịch trước khi bầu cử vòng hai diễn ra. Vì thế, Sarkozy đang tìm mọi cách lôi kéo cử tri cực hữu và các cử tri do dự, bất chấp sự công kích của Marine Le Pen./.
Cách cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vài ngày, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia (FN) vẫn tiếp tục tấn công mạnh mẽ "cánh hữu" và không muốn nhường "một phân đất" nào cho Sarkozy, người mà bà coi là "đối thủ chính" thay vì ứng cử viên François Hollande của cánh tả.
Ngày 19/4, phát biểu tại một cuộc họp báo sau chuyến đi thực địa tại Côtes-d'Armor, một tỉnh thuộc vùng Bretagne (cực tây của Pháp), bà cho rằng Hollande là "người ngây thơ" khi muốn đưa khía cạnh tăng trưởng vào một hiệp ước của châu Âu và một lần nữa nhấn mạnh Tổng thống - ứng cử viên Sarkozy sẽ thất bại chung cuộc bất luận kết quả bỏ phiếu vòng một ra sao.
Bà khẳng định: "Nicolas Sarkozy đã cảm thấy sự thất bại. Bão tố sẽ chặt bỏ những cành cây khô và cho phép những chồi non được thể hiện mình."
Ứng cử viên cực hữu cũng khẳng định quan điểm rằng nếu kết quả vòng một của bà không bằng kết quả mà cha bà, ông Jean Marie Le Pen, đã đạt được tại bầu cử năm 2002 (16,8%) thì "đó sẽ là một sự thụt lùi" của FN.
Bà nhắc lại rằng "hy vọng và mục tiêu" của bà là phải vào được vòng hai.
Sở dĩ Marine Le Pen liên tục công kích cánh hữu là do bà khó chịu trước việc Sarkozy (Liên minh vì Phong trào Nhân dân – UMP) ngày càng thể hiện rõ xu hướng "vay mượn" các chủ đề cố hữu của FN để "chiếm đoạt" các cử tri của bà.
Những ngày qua, mặc dù rất mệt mỏi nhưng Sarkozy vẫn cố gắng nối lại sự năng động bị gián đoạn do luật bầu cử không cho phép ông xuất hiện trên truyền hình nhiều hơn các ứng cử viên khác.
Một cận sự trong ê kíp tranh cử của Sarkozy cho biết: "Điểm số của ông tại các cuộc thăm dò dư luận vòng một chỉ nhích lên mỗi khi ông xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn và trong các chương trình lớn. Và khi ông bị cúp lời, điểm số của ông lại nhanh chóng thụt lùi."
Như vậy, trừ tối 19/4, ông không còn cơ hội nào với truyền thông trong vài ngày cuối cùng của chiến dịch. "Quả là một cuộc chạy vượt rào, nhưng có điều các hàng rào mà cử tri yêu cầu tôi phải vượt qua lại cao hơn so với những ứng cử viên còn lại," Sarkozy đã nói như vậy với một cận sự của ông.
Không thể xuất hiện liên tục và trực tiếp trên truyền thông, Sarkozy chỉ còn trông mong vào các chuyến đi thực địa mệt mỏi. Và vẫn chọn cách diễn văn ngẫu hứng, ông tiếp tục đào sâu, thậm chí lạm dụng, các chủ đề quen thuộc của phe cực hữu để diễn thuyết.
Vẫn là những đề xuất về nhập cư, bảo vệ "châu Âu biên giới" (xét lại Hiệp định Schengen), chống chủ nghĩa cực đoan và những chủ đề bị đánh giá là "lặt vặt" như xét lại chế độ cấp bằng lái ôtô, quy định giờ mở cửa bể bơi, đấu tranh vì thế tục...
Dường như Sarkozy đang mất dần sự tự tin và vì vậy, ông phải chệch hướng vận động từ trung hữu sang cực hữu để thuyết phục sự ủng hộ từ các cử tri truyền thống của FN và từ những cử tri thuộc "đa số im lặng," tức là những người đến nay chưa muốn bày tỏ chính kiến.
"Bỏ phiếu cho Jean-Marie Le Pen đã từng làm lợi cho François Mitterrand trong hai nhiệm kỳ bảy năm, và bỏ phiếu cho Marine Le Pen sẽ chỉ phục vụ François Hollande," Sarkozy cảnh báo cử tri của FN.
Theo kết quả thăm dò dư luận của Viện OpinionWay, tuy chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra bầu cử vòng một nhưng vẫn còn 23% cử tri Pháp, tức là khoảng 6-8 triệu người, chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nào.
Trong khi đó, số người không bày tỏ ý kiến trước bầu cử của năm 2007 chỉ dừng ở 14%.
Ê kíp tranh cử của Sarkozy hy vọng con số quan trọng nêu trên có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa các ứng cử viên và mang lại lợi thế cho cánh hữu.
Theo phân tích của Bruno Jeanbart, giám đốc nghiên cứu của OpinionWay, "số điểm sàn sàn nhau giữa Sarkozy và Hollande tại các cuộc thăm dò cho vòng một có thể có những thay đổi vào tối Chủ Nhật này."
Và sự thay đổi sẽ phụ thuộc vào việc ở cánh hữu, lựa chọn của những cử tri do dự có chuyển từ Marine Le Pen sang Sarkozy và ở cánh tả, có chuyển từ Jean-Luc Mélenchon (Mặt trận Cánh tả - FG) sang Hollande hay không.
Việc dẫn trước đối thủ đứng thứ hai sẽ mang lại cơ hội thúc đẩy sự năng động trong hai tuần còn lại của chiến dịch trước khi bầu cử vòng hai diễn ra. Vì thế, Sarkozy đang tìm mọi cách lôi kéo cử tri cực hữu và các cử tri do dự, bất chấp sự công kích của Marine Le Pen./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)