Để vận chuyển “Khuê Văn Các xanh” từ Nam Định lên Hà Nội trưng bày, anh nông dân Nguyễn Thanh Vân phải mất ngót 30 triệu đồng thuê xe cẩu. Ngoài ra, tiền ăn, ở tại Thủ đô trong những ngày này, anh Vân cũng móc tiền túi chi trả…
Anh Vân chỉ là một trong số rất nhiều người, sẵn sàng vượt đường xa, đem “báu vật” trị giá bạc tỷ để giúp du khách thỏa sức thưởng lãm trong những ngày Đại lễ 1.000 năm.
Mãn nhãn với những kiệt tác
Cũng như nhiều du khách tới thăm Bảo tàng Hà Nội sáng 6/10, tôi đã bị hút hồn vào “vườn” cây cảnh xung quanh bảo tàng. Nơi đây, từ những ngày cuối tháng Chín đã trưng bày nhiều cây cảnh với “muôn hình, vạn dáng”. Đáng chú ý trong đó, là cây sanh được tạo dáng Khuê Văn Các, trưng bày ở lối chính giữa Bảo tàng.
“Bắn” điếu thuốc lá phì phèo, anh Nguyễn Thanh Vân, sinh năm 1974 (Vị Khê, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định), chủ của cây sanh Khuê Văn Các kể mình làm nghề cây cảnh từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Vào những năm 2000, anh bắt đầu nung nấu cho mình ý định phải làm một cây cảnh, mang dáng dấp của Thủ đô Hà Nội. Và thế là, “đại công trình” Khuê Văn Các được anh Vân bắt đầu “đặt móng” từ năm 2000.
Ròng rã uốn hình, tạo dáng cho 4 cây sanh gần 10 năm trời, đến nay, “Khuê Văn Các xanh” của anh Vân đã chinh phục không biết bao nhiêu con mắt của các chuyên gia cây cảnh khó tính. Nó không chỉ thể hiện bàn tay, khối óc tài hoa của người thợ mà còn là tình cảm của anh với Thủ đô văn hiến.
Anh Vân bảo, đến nay "Khuê Văn Các xanh" cao 8,6m, rộng 4m2, tốc độ tăng trưởng mỗi năm bình quân khoảng 1m. Công trình này cũng được anh khéo léo chia làm 4 phần, khi mang đi triển lãm sẽ tháo ra để vận chuyển rồi lắp lại. Thế nhưng, những người “ngoại đạo” như tôi dù có căng mắt ra cũng không thấy được vết ghép.
Khuê Văn Các xanh của anh Vân đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao bằng chứng nhận sản phẩm tinh hoa văn hoá làng nghề năm 2009. Đến nay, đã có nhiều người trả giá cho công trình của anh Vân, cao nhất là 2,5 tỷ đồng song anh chưa có ý định đem bán. Nhưng anh bảo, có thể sẽ chuyển nhượng cho một tổ chức, đơn vị nào đó nếu họ thực sự tâm huyết với “con đẻ” của mình.
Với anh Nguyễn Thế Sự (thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh) thì khác, cây sanh của anh Sự có dáng “huynh đệ liên chi” và được anh “tiếp quản” 15 năm nay.
Anh Sự kể, khi nhận thông tin được mang một tác phẩm đi dự Triển lãm sinh vật cảnh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội, anh đã phải rất khó khăn để lựa chọn trong vườn cây nhà mình. Cuối cùng, anh chọn cây sanh này bởi nó là biểu tượng cho sự gắn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn kể đến những cây mang dáng rồng bay, thác đổ, Chùa Một Cột… đến từ Bắc Giang, Quảng Ninh… Tất cả đang khoe mình, tạo dáng trong tiết trời thu, thỏa mãn nhãn quan du khách, góp phần tô điểm cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội.
Tự nguyện vác tiền tỷ đi… bày
Với mỗi người chơi, cây cảnh là một báu vật cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Hỏi chuyện một số chủ nhân của cây cảnh được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, được hay, giá của những “tác phẩm” này từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
Anh Vân kể, khi nhận được giấy mời tham gia Đại lễ, từ ngày 23/9, anh đã phải thuê xe cẩu và ôtô để vận chuyển “Khuê Văn Các xanh”, vượt 120km lên Thủ đô.
Nhẩm tính, anh Vân cho biết chi phí vận chuyển lượt đi và về cũng phải trên 50 triệu đồng. Đấy là chưa kể tiền sinh hoạt phí anh cũng phải “móc hầu bao của vợ” để chi trả cho những ngày ăn cơm bụi, ngủ khách sạn ở Hà Nội (tiền phòng khách sạn 350.000 đồng/ngày đêm).
“Cho đến hiện tại, tôi mới nhận được thông tin sẽ được hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển của Hội sinh vật cảnh thôn Vị Khê,” anh Vân nói.
Ở trường hợp của anh Sự cũng thế, để vận chuyển cây cảnh lên Hà Nội, anh Sự cùng với anh em trong Hội sinh vật cảnh cùng nhau thuê chung một chiếc ôtô lớn. Thế nên, tính chi phí vận chuyển cho một cây của anh Sự chỉ vào khoảng 1 triệu đồng.
Anh Sự kể, ở một số triển lãm sinh vật cảnh, anh đều không nhận được tài trợ. Còn ở triển lãm lần này, anh cũng chưa nhận được thông tin gì.
Mặc dù có “rút túi vợ” để lấy tiền đi triển lãm chăng nữa, thì anh Sự, anh Vân và những người đam mê cây cảnh vẫn muốn tham gia. Nhất là khi, đợt trưng bày này phục vụ cho Đại lễ của cả dân tộc thì với họ không món quà nào có thể sánh được./.
Anh Vân chỉ là một trong số rất nhiều người, sẵn sàng vượt đường xa, đem “báu vật” trị giá bạc tỷ để giúp du khách thỏa sức thưởng lãm trong những ngày Đại lễ 1.000 năm.
Mãn nhãn với những kiệt tác
Cũng như nhiều du khách tới thăm Bảo tàng Hà Nội sáng 6/10, tôi đã bị hút hồn vào “vườn” cây cảnh xung quanh bảo tàng. Nơi đây, từ những ngày cuối tháng Chín đã trưng bày nhiều cây cảnh với “muôn hình, vạn dáng”. Đáng chú ý trong đó, là cây sanh được tạo dáng Khuê Văn Các, trưng bày ở lối chính giữa Bảo tàng.
“Bắn” điếu thuốc lá phì phèo, anh Nguyễn Thanh Vân, sinh năm 1974 (Vị Khê, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định), chủ của cây sanh Khuê Văn Các kể mình làm nghề cây cảnh từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Vào những năm 2000, anh bắt đầu nung nấu cho mình ý định phải làm một cây cảnh, mang dáng dấp của Thủ đô Hà Nội. Và thế là, “đại công trình” Khuê Văn Các được anh Vân bắt đầu “đặt móng” từ năm 2000.
Ròng rã uốn hình, tạo dáng cho 4 cây sanh gần 10 năm trời, đến nay, “Khuê Văn Các xanh” của anh Vân đã chinh phục không biết bao nhiêu con mắt của các chuyên gia cây cảnh khó tính. Nó không chỉ thể hiện bàn tay, khối óc tài hoa của người thợ mà còn là tình cảm của anh với Thủ đô văn hiến.
Anh Vân bảo, đến nay "Khuê Văn Các xanh" cao 8,6m, rộng 4m2, tốc độ tăng trưởng mỗi năm bình quân khoảng 1m. Công trình này cũng được anh khéo léo chia làm 4 phần, khi mang đi triển lãm sẽ tháo ra để vận chuyển rồi lắp lại. Thế nhưng, những người “ngoại đạo” như tôi dù có căng mắt ra cũng không thấy được vết ghép.
Khuê Văn Các xanh của anh Vân đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao bằng chứng nhận sản phẩm tinh hoa văn hoá làng nghề năm 2009. Đến nay, đã có nhiều người trả giá cho công trình của anh Vân, cao nhất là 2,5 tỷ đồng song anh chưa có ý định đem bán. Nhưng anh bảo, có thể sẽ chuyển nhượng cho một tổ chức, đơn vị nào đó nếu họ thực sự tâm huyết với “con đẻ” của mình.
Với anh Nguyễn Thế Sự (thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh) thì khác, cây sanh của anh Sự có dáng “huynh đệ liên chi” và được anh “tiếp quản” 15 năm nay.
Anh Sự kể, khi nhận thông tin được mang một tác phẩm đi dự Triển lãm sinh vật cảnh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội, anh đã phải rất khó khăn để lựa chọn trong vườn cây nhà mình. Cuối cùng, anh chọn cây sanh này bởi nó là biểu tượng cho sự gắn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn kể đến những cây mang dáng rồng bay, thác đổ, Chùa Một Cột… đến từ Bắc Giang, Quảng Ninh… Tất cả đang khoe mình, tạo dáng trong tiết trời thu, thỏa mãn nhãn quan du khách, góp phần tô điểm cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội.
Tự nguyện vác tiền tỷ đi… bày
Với mỗi người chơi, cây cảnh là một báu vật cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Hỏi chuyện một số chủ nhân của cây cảnh được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, được hay, giá của những “tác phẩm” này từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
Anh Vân kể, khi nhận được giấy mời tham gia Đại lễ, từ ngày 23/9, anh đã phải thuê xe cẩu và ôtô để vận chuyển “Khuê Văn Các xanh”, vượt 120km lên Thủ đô.
Nhẩm tính, anh Vân cho biết chi phí vận chuyển lượt đi và về cũng phải trên 50 triệu đồng. Đấy là chưa kể tiền sinh hoạt phí anh cũng phải “móc hầu bao của vợ” để chi trả cho những ngày ăn cơm bụi, ngủ khách sạn ở Hà Nội (tiền phòng khách sạn 350.000 đồng/ngày đêm).
“Cho đến hiện tại, tôi mới nhận được thông tin sẽ được hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển của Hội sinh vật cảnh thôn Vị Khê,” anh Vân nói.
Ở trường hợp của anh Sự cũng thế, để vận chuyển cây cảnh lên Hà Nội, anh Sự cùng với anh em trong Hội sinh vật cảnh cùng nhau thuê chung một chiếc ôtô lớn. Thế nên, tính chi phí vận chuyển cho một cây của anh Sự chỉ vào khoảng 1 triệu đồng.
Anh Sự kể, ở một số triển lãm sinh vật cảnh, anh đều không nhận được tài trợ. Còn ở triển lãm lần này, anh cũng chưa nhận được thông tin gì.
Mặc dù có “rút túi vợ” để lấy tiền đi triển lãm chăng nữa, thì anh Sự, anh Vân và những người đam mê cây cảnh vẫn muốn tham gia. Nhất là khi, đợt trưng bày này phục vụ cho Đại lễ của cả dân tộc thì với họ không món quà nào có thể sánh được./.
Trung Hiền (Vietnam+)