Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Quốc (Kiên Giang) có đến 705 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.
Địa bàn xảy ra bệnh sốt xuất huyết cao nhất là thị trấn An Thới, với 262 ca và thị trấn Dương Đông có 242 ca. Chỉ tính hai địa phương này thì tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết chiếm 2/3 số bệnh nhân trên toàn huyện.
Là địa phương có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao, nhưng ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân trên huyện đảo còn hạn chế; ý thức hiểu biết của người dân chưa được nâng lên, vì vậy nhiều ca sốt xuất huyết chưa được phát hiện kịp thời.
Chị Nguyễn Thị Bé, ngụ thị trấn Dương Đông, đang chăm sóc con đang nằm điều trị bệnh sốt xuất huyết ở Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc cho biết thấy con đang đùa giỡn bình thường, khi chiều phát hiện nóng sốt thì chị mua hai liều thuốc uống, nhưng không hết, sau đó đến bác sỹ tư tiêm thuốc cũng không khỏi, nên đêm chị đưa con vào nhập viện thì mới biết mắc bệnh sốt xuất huyết.
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Bửu, Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng huyện Phú Quốc cho biết từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện, bệnh sốt xuất huyết rải đều hầu hết trên toàn huyện, có lúc cao điểm, mỗi ngày có 10 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện. Thời điểm cao nhất vào tháng Ba và từ đó đến nay mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa huyện tiếp nhận 3-4 ca sốc (những ca nặng).
Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của ngành y tế và của Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tuy nhiên do dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện tăng cao từ ngay đầu năm 2012, Trung tâm y tế Dự phòng huyện thực hiện chức năng đúng theo quy định là đã 3 lần tiêm thuốc phòng chống dịch, mỗi tháng chủ động phun thuốc 2 lần.
Nhưng cũng cần nhìn nhận rằng, công tác tuyên truyền cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, tổ nhân dân tự quản và lãnh đạo các ấp cũng không quan tâm lắm đến vấn đề này. Thêm vào đó, do đặc thù huyện đảo, nên di dân tự do buôn bán, làm ăn… nên khi truyền thông thì họ không có ở nhà.
Để công tác phòng, chống sốt xuất huyết có hiệu quả, bác sỹ Nguyễn Hoàng Bửu cho biết sắp tới, ngành y tế trên đảo Phú Quốc sẽ xây dựng kế hoạch phòng, chống, tổ chức diệt lăng quăng; phối hợp với Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn để chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống được tốt hơn.
Thời tiết đang vào mùa mưa, do đó, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền chính quyền địa phương với cơ quan chuyên môn, thì người dân phải tuân thủ quy định của ngành y tế trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay gia đình mình thì dịch bệnh này mới không xảy ra./.
Địa bàn xảy ra bệnh sốt xuất huyết cao nhất là thị trấn An Thới, với 262 ca và thị trấn Dương Đông có 242 ca. Chỉ tính hai địa phương này thì tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết chiếm 2/3 số bệnh nhân trên toàn huyện.
Là địa phương có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao, nhưng ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân trên huyện đảo còn hạn chế; ý thức hiểu biết của người dân chưa được nâng lên, vì vậy nhiều ca sốt xuất huyết chưa được phát hiện kịp thời.
Chị Nguyễn Thị Bé, ngụ thị trấn Dương Đông, đang chăm sóc con đang nằm điều trị bệnh sốt xuất huyết ở Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc cho biết thấy con đang đùa giỡn bình thường, khi chiều phát hiện nóng sốt thì chị mua hai liều thuốc uống, nhưng không hết, sau đó đến bác sỹ tư tiêm thuốc cũng không khỏi, nên đêm chị đưa con vào nhập viện thì mới biết mắc bệnh sốt xuất huyết.
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Bửu, Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng huyện Phú Quốc cho biết từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện, bệnh sốt xuất huyết rải đều hầu hết trên toàn huyện, có lúc cao điểm, mỗi ngày có 10 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện. Thời điểm cao nhất vào tháng Ba và từ đó đến nay mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa huyện tiếp nhận 3-4 ca sốc (những ca nặng).
Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của ngành y tế và của Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tuy nhiên do dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện tăng cao từ ngay đầu năm 2012, Trung tâm y tế Dự phòng huyện thực hiện chức năng đúng theo quy định là đã 3 lần tiêm thuốc phòng chống dịch, mỗi tháng chủ động phun thuốc 2 lần.
Nhưng cũng cần nhìn nhận rằng, công tác tuyên truyền cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, tổ nhân dân tự quản và lãnh đạo các ấp cũng không quan tâm lắm đến vấn đề này. Thêm vào đó, do đặc thù huyện đảo, nên di dân tự do buôn bán, làm ăn… nên khi truyền thông thì họ không có ở nhà.
Để công tác phòng, chống sốt xuất huyết có hiệu quả, bác sỹ Nguyễn Hoàng Bửu cho biết sắp tới, ngành y tế trên đảo Phú Quốc sẽ xây dựng kế hoạch phòng, chống, tổ chức diệt lăng quăng; phối hợp với Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn để chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống được tốt hơn.
Thời tiết đang vào mùa mưa, do đó, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền chính quyền địa phương với cơ quan chuyên môn, thì người dân phải tuân thủ quy định của ngành y tế trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay gia đình mình thì dịch bệnh này mới không xảy ra./.
Lê Sen (TTXVN)