Trước khi phim ra mắt khán giả trong nước (18/3), nhiều ý kiến lo ngại bộ phim "Bi, đừng sợ!" khó có thể kéo khán giả đến rạp. Thế nhưng sau sau ba ngày khởi chiếu, bộ phim đã đạt được những kết quả khả quan hơn cả mong đợi, các rạp chiếu như Trung tâm chiếu phim Quốc Gia, Mega Hùng Vương, Galaxy Tân Bình luôn trong tình trạng sốt vé.
Đây quả là tín hiệu đáng mừng đối với dòng phim nghệ thuật vốn vẫn kén khán giả tại Việt Nam.
“Bi, đừng sợ!” được thể hiện qua một lăng kính nghệ thuật mang nhiều tính ẩn dụ. Mỗi góc quay là một lát cắt về cuộc sống và chứa đựng những thông điệp riêng, khiến người xem phải liên tục suy tưởng, ngẫm nghĩ. “Bi, đừng sợ!” mang nhiều cảm xúc đặc biệt khi xây dựng hình ảnh cậu bé Bi ngây thơ và trong sáng thuần khiết. Nhưng Bi rồi cũng lớn lên, sẽ trưởng thành và sẽ có những chuyến đi.
Một trong những biểu tượng xuyên suốt bộ phim chính là hình ảnh những viên đá trắng lạnh buốt . Mỗi viên đã lại mang những công năng kỳ lạ riêng. Với bố Bi, đá là để để giải khát. Với ông nội Bi, đá để giảm đau. Còn với Bi, viên đá lại là "nơi" lưu giữ những ký ức tuổi thơ...
Đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ về hình ảnh ẩn dụ này: “Tôi thấy thích các trạng thái của nó, bắt đầu mềm mại từ nước rồi đông cứng, sau đó lại tan ra thành nước. Đá như sự luân chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.” Chính vì vậy, trong “Bi, đừng sợ!”, viên đá trắng đã hiện diện trong cuộc sống của một gia đình trung lưu Hà Nội như là một hiện hữu tê buốt nhưng cũng nhanh chóng tan chảy. Nó cũng giống như mọi thứ trên đời, có đó mà cũng biến mất ngay đó…
Đặc biệt, bốn người đàn ông trong phim tượng trưng cho những quãng đời phát triển của con người: từ trẻ con ngây thơ luôn muốn khám phá (Bi), đến tuổi trẻ thanh xuân đẹp nhưng qua nhanh (cậu học sinh); rồi bố Bi ở tuổi trung niên bắt đầu ngấm những mệt mỏi cuộc sống và cuối cùng là ông nội Bi - người đã từng trải hết những cay đắng ngọt bùi của cuộc đời.
Những người đàn ông ấy đều có điểm chung “từ bé tới lớn họ đều cần đàn bà, họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời,” đạo diễn Phan Đăng Di nói. Cũng như "liệu Bi có lặp lại vòng quay, dần dần chấp nhận sự thoái hóa và sống một cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc giống bố Bi?"
Chất suy ngẫm và dư ba của tác phẩm điện ảnh này sẽ là một trong nhiều điều giúp khán giả thấy hứng thú khi tiếp cận với nó. Cũng như, cả bộ phim thực sự là một thách thức đối với những khán giả trẻ hiện nay khi xu hướng tìm đến những bộ phim thuần túy giải trí đang chiếm lĩnh./.
Đây quả là tín hiệu đáng mừng đối với dòng phim nghệ thuật vốn vẫn kén khán giả tại Việt Nam.
“Bi, đừng sợ!” được thể hiện qua một lăng kính nghệ thuật mang nhiều tính ẩn dụ. Mỗi góc quay là một lát cắt về cuộc sống và chứa đựng những thông điệp riêng, khiến người xem phải liên tục suy tưởng, ngẫm nghĩ. “Bi, đừng sợ!” mang nhiều cảm xúc đặc biệt khi xây dựng hình ảnh cậu bé Bi ngây thơ và trong sáng thuần khiết. Nhưng Bi rồi cũng lớn lên, sẽ trưởng thành và sẽ có những chuyến đi.
Một trong những biểu tượng xuyên suốt bộ phim chính là hình ảnh những viên đá trắng lạnh buốt . Mỗi viên đã lại mang những công năng kỳ lạ riêng. Với bố Bi, đá là để để giải khát. Với ông nội Bi, đá để giảm đau. Còn với Bi, viên đá lại là "nơi" lưu giữ những ký ức tuổi thơ...
Đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ về hình ảnh ẩn dụ này: “Tôi thấy thích các trạng thái của nó, bắt đầu mềm mại từ nước rồi đông cứng, sau đó lại tan ra thành nước. Đá như sự luân chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.” Chính vì vậy, trong “Bi, đừng sợ!”, viên đá trắng đã hiện diện trong cuộc sống của một gia đình trung lưu Hà Nội như là một hiện hữu tê buốt nhưng cũng nhanh chóng tan chảy. Nó cũng giống như mọi thứ trên đời, có đó mà cũng biến mất ngay đó…
Đặc biệt, bốn người đàn ông trong phim tượng trưng cho những quãng đời phát triển của con người: từ trẻ con ngây thơ luôn muốn khám phá (Bi), đến tuổi trẻ thanh xuân đẹp nhưng qua nhanh (cậu học sinh); rồi bố Bi ở tuổi trung niên bắt đầu ngấm những mệt mỏi cuộc sống và cuối cùng là ông nội Bi - người đã từng trải hết những cay đắng ngọt bùi của cuộc đời.
Những người đàn ông ấy đều có điểm chung “từ bé tới lớn họ đều cần đàn bà, họ được chăm sóc, vây bọc, yêu thương, rã rời bởi đàn bà, nhưng họ có hiểu đàn bà hay không lại là một câu hỏi khó trả lời,” đạo diễn Phan Đăng Di nói. Cũng như "liệu Bi có lặp lại vòng quay, dần dần chấp nhận sự thoái hóa và sống một cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc giống bố Bi?"
Chất suy ngẫm và dư ba của tác phẩm điện ảnh này sẽ là một trong nhiều điều giúp khán giả thấy hứng thú khi tiếp cận với nó. Cũng như, cả bộ phim thực sự là một thách thức đối với những khán giả trẻ hiện nay khi xu hướng tìm đến những bộ phim thuần túy giải trí đang chiếm lĩnh./.
Xuân Mai (Vietnam+)