Ngày 14/6, một ngày sau cuộc bầu cử quốc hội tạo sự "đổi ngôi" trên chính trường Bỉ, các đảng cánh hữu Flemish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp ở nước này đã bắt đầu tiến trình đàm phán không mấy dễ dàng để thành lập chính phủ liên minh.
Chính phủ mới sẽ quyết định tương lai của nước Bỉ cũng như giải quyết những khó khăn về tài chính trong bối cảnh Liên minh Flemish Mới (N-VA) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan theo đuổi chủ trương chia tách đất nước vừa giành thắng lợi và nợ công của Bỉ đang lên mức báo động với dự kiến vượt 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay.
Theo kết quả chính thức công bố ngày 14/6, trong quốc hội khoá mới gồm 150 ghế, hai đảng lớn nhất là N-VA được 27 ghế (số ghế lớn nhất từ trước đến nay đối với một đảng trong quốc hội) và đảng Xã hội (PS) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp được 26 ghế. Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Yves Leterme chỉ được 17 ghế.
Thắng lợi lần đầu tiên của đảng công khai theo đuổi chủ trương đòi độc lập cho vùng Flander nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc Bỉ đã gây lo ngại về sự tồn tại của nước Bỉ thống nhất. Nhiều nhà phân tích ở Bỉ đã tính đến khả năng quốc gia tồn tại 180 năm này sẽ bị chia làm hai thực thể riêng rẽ - một của cộng đồng người nói tiếng Hà Lan và một của cộng đồng người nói tiếng Pháp.
Nước Bỉ vốn là sự hợp nhất của ba vùng, gồm vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp và vùng Brussels-Halle-Vinvoorde nói hai thứ tiếng, gồm thủ đô Brussels và hơn 20 thành phố xung quanh.
Trong số dân 10 triệu người ở Bỉ, 56% nói tiếng Hà Lan, 34% nói tiếng Pháp và 10% còn lại nói cả hai thứ tiếng.
Tuy nhiên, theo Hiến pháp Bỉ, cả Chủ tịch N-VA Bart De Wever và Chủ tịch PS Elio Di Rupo đều có khả năng trở thành thủ tướng mới của nước Bỉ nếu đảng nào trong hai đảng này lập thành công một chính phủ liên minh với các đảng nhỏ khác.
Ngày 14/6, Nhà vua Bỉ Albert 2 đã lần lượt có các cuộc gặp riêng rẽ với thủ tướng sắp mãn nhiệm và hai ông De Wever và Di Rupo để bàn về khả năng thành lập chính phủ mới. Nhiều khả năng ông Di Rupo sẽ trở thành thủ tướng mới của Bỉ do ông De Wever ngỏ ý không muốn vào chức vụ này. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Di Rupo khẳng định nước Bỉ sẽ không bị chia cắt.
Ngoài ra, theo một số nhà phân tích, dù chủ nghĩa dân tộc Flemish thành công trong cuộc bầu cử lần này, điều đó không có nghĩa là cộng đồng người nói tiếng Hà Lan tại Bỉ đồng ý với việc chia cắt đất nước. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ có khoảng 10%, người vùng Flander mong muốn độc lập.
Theo nhận định của một chuyên gia chính trị học thuộc trường Đại học Anvers, thành công của N-VA trong cuộc bầu cử ngày 13/6 xuất phát từ một số yếu tố mang tính chất nhất thời, chứ không phải từ mong muốn về một vùng Flande độc lập.
Trong khi vấn đề lớn nhất đang được dư luận quan tâm là Bỉ sẽ trở thành đất nước như thế nào, thì phái Flemish lại chỉ đưa ra những yêu cầu về sửa đổi các quyền lực của nhà nước và muốn duy trì những mối quan hệ liên bang lỏng lẻo. Do vậy, người ta vẫn chưa rõ liệu sẽ có một kiểu thoả thuận nào mà các đảng phái có thể đạt được trong những tháng tới và những lo ngại về một tương lai bất ổn ở Bỉ lại đang trỗi dậy, như từng diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử lần trước năm 2007.
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2007, nước Bỉ đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị khi tồn tại trong sáu tháng mà không có chính phủ do bất đồng giữa các đảng của người nói tiếng Hà Lan và các đảng của người nói tiếng Pháp. Từ đó đến nay, chỉ trong một nhiệm kỳ quốc hội mà Bỉ thay tới bốn chính phủ và ba thủ tướng.
Trong trường hợp chưa thành lập được chính phủ mới trong thời gian tới, chính quyền của Thủ tướng Leterme sẽ vẫn điều hành các công việc hàng ngày và sẽ tiếp tục tại nhiệm khi Bỉ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu sáu tháng cuối năm từ ngày 1/7 tới./.
Chính phủ mới sẽ quyết định tương lai của nước Bỉ cũng như giải quyết những khó khăn về tài chính trong bối cảnh Liên minh Flemish Mới (N-VA) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan theo đuổi chủ trương chia tách đất nước vừa giành thắng lợi và nợ công của Bỉ đang lên mức báo động với dự kiến vượt 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay.
Theo kết quả chính thức công bố ngày 14/6, trong quốc hội khoá mới gồm 150 ghế, hai đảng lớn nhất là N-VA được 27 ghế (số ghế lớn nhất từ trước đến nay đối với một đảng trong quốc hội) và đảng Xã hội (PS) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp được 26 ghế. Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Yves Leterme chỉ được 17 ghế.
Thắng lợi lần đầu tiên của đảng công khai theo đuổi chủ trương đòi độc lập cho vùng Flander nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc Bỉ đã gây lo ngại về sự tồn tại của nước Bỉ thống nhất. Nhiều nhà phân tích ở Bỉ đã tính đến khả năng quốc gia tồn tại 180 năm này sẽ bị chia làm hai thực thể riêng rẽ - một của cộng đồng người nói tiếng Hà Lan và một của cộng đồng người nói tiếng Pháp.
Nước Bỉ vốn là sự hợp nhất của ba vùng, gồm vùng Flander ở miền Bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Wallonia ở miền Nam nói tiếng Pháp và vùng Brussels-Halle-Vinvoorde nói hai thứ tiếng, gồm thủ đô Brussels và hơn 20 thành phố xung quanh.
Trong số dân 10 triệu người ở Bỉ, 56% nói tiếng Hà Lan, 34% nói tiếng Pháp và 10% còn lại nói cả hai thứ tiếng.
Tuy nhiên, theo Hiến pháp Bỉ, cả Chủ tịch N-VA Bart De Wever và Chủ tịch PS Elio Di Rupo đều có khả năng trở thành thủ tướng mới của nước Bỉ nếu đảng nào trong hai đảng này lập thành công một chính phủ liên minh với các đảng nhỏ khác.
Ngày 14/6, Nhà vua Bỉ Albert 2 đã lần lượt có các cuộc gặp riêng rẽ với thủ tướng sắp mãn nhiệm và hai ông De Wever và Di Rupo để bàn về khả năng thành lập chính phủ mới. Nhiều khả năng ông Di Rupo sẽ trở thành thủ tướng mới của Bỉ do ông De Wever ngỏ ý không muốn vào chức vụ này. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Di Rupo khẳng định nước Bỉ sẽ không bị chia cắt.
Ngoài ra, theo một số nhà phân tích, dù chủ nghĩa dân tộc Flemish thành công trong cuộc bầu cử lần này, điều đó không có nghĩa là cộng đồng người nói tiếng Hà Lan tại Bỉ đồng ý với việc chia cắt đất nước. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ có khoảng 10%, người vùng Flander mong muốn độc lập.
Theo nhận định của một chuyên gia chính trị học thuộc trường Đại học Anvers, thành công của N-VA trong cuộc bầu cử ngày 13/6 xuất phát từ một số yếu tố mang tính chất nhất thời, chứ không phải từ mong muốn về một vùng Flande độc lập.
Trong khi vấn đề lớn nhất đang được dư luận quan tâm là Bỉ sẽ trở thành đất nước như thế nào, thì phái Flemish lại chỉ đưa ra những yêu cầu về sửa đổi các quyền lực của nhà nước và muốn duy trì những mối quan hệ liên bang lỏng lẻo. Do vậy, người ta vẫn chưa rõ liệu sẽ có một kiểu thoả thuận nào mà các đảng phái có thể đạt được trong những tháng tới và những lo ngại về một tương lai bất ổn ở Bỉ lại đang trỗi dậy, như từng diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử lần trước năm 2007.
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2007, nước Bỉ đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị khi tồn tại trong sáu tháng mà không có chính phủ do bất đồng giữa các đảng của người nói tiếng Hà Lan và các đảng của người nói tiếng Pháp. Từ đó đến nay, chỉ trong một nhiệm kỳ quốc hội mà Bỉ thay tới bốn chính phủ và ba thủ tướng.
Trong trường hợp chưa thành lập được chính phủ mới trong thời gian tới, chính quyền của Thủ tướng Leterme sẽ vẫn điều hành các công việc hàng ngày và sẽ tiếp tục tại nhiệm khi Bỉ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu sáu tháng cuối năm từ ngày 1/7 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)