Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) cho biết đã bắt đầu triển khai sản phẩm bảo hiểm cây cao su.
Theo đó, đối tượng được bảo hiểm là các cây cao su thuộc mọi độ tuổi: gồm cả cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và cây đã cho khai thác mủ. Trong trường hợp rủi ro do bão cấp 8 trở lên dẫn tới tổn thất cho vườn cây cao su như gãy đổ, bật gốc cây, gây ra tổn thất toàn bộ cây hoặc làm suy giảm sản lượng của cây, chủ vườn cây sẽ được BIC bồi thường chi phí khôi phục lại vườn cây, khắc phục thiệt hại do bão gây ra.
Trong thời gian đầu triển khai, BIC sẽ thực hiện thí điểm tại các tỉnh có sản lượng cao su lớn nhất cả nước như các tỉnh ở Tây Nguyên; các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. BIC cũng đang nghiên cứu để cung cấp sản phẩm này tại địa bàn Lào và Campuchia.
Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%) trên thế giới.
Mặc dù nhiều tiềm năng nhưng cây cao su thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro như bão lốc, dịch bệnh, thiên tai,… đặc biệt là các rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở nước ta.
Đánh giá về triển vọng của sản phẩm, ông Phạm Quang Tùng, Tổng Giám đốc BIC cho biết “Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để triển khai sản phẩm vì với mật độ bão xảy ra ngày càng dày như hiện nay, nhu cầu bảo hiểm đặt ra ngày càng bức thiết, cùng với nhận thức cởi mở hơn của người trồng đối với sự cần thiết của việc bảo hiểm vườn cây sẽ tạo điều kiện cho BIC tiếp cận dễ hơn với khách hàng.”
Trước mắt, BIC sẽ tập trung bảo hiểm cho các cây cao su trước các rủi ro mà người nông dân thường xuyên phải đề phòng và đối mặt là bão. Sau khi triển khai ổn định sản phẩm, BIC sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng địa bàn và rủi ro bảo hiểm cũng như triển khai áp dụng thêm cho các cây công nghiệp khác cũng có nhu cầu bảo hiểm như điều, càphê./.
Theo đó, đối tượng được bảo hiểm là các cây cao su thuộc mọi độ tuổi: gồm cả cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và cây đã cho khai thác mủ. Trong trường hợp rủi ro do bão cấp 8 trở lên dẫn tới tổn thất cho vườn cây cao su như gãy đổ, bật gốc cây, gây ra tổn thất toàn bộ cây hoặc làm suy giảm sản lượng của cây, chủ vườn cây sẽ được BIC bồi thường chi phí khôi phục lại vườn cây, khắc phục thiệt hại do bão gây ra.
Trong thời gian đầu triển khai, BIC sẽ thực hiện thí điểm tại các tỉnh có sản lượng cao su lớn nhất cả nước như các tỉnh ở Tây Nguyên; các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. BIC cũng đang nghiên cứu để cung cấp sản phẩm này tại địa bàn Lào và Campuchia.
Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 (khoảng 9%) trên thế giới.
Mặc dù nhiều tiềm năng nhưng cây cao su thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro như bão lốc, dịch bệnh, thiên tai,… đặc biệt là các rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở nước ta.
Đánh giá về triển vọng của sản phẩm, ông Phạm Quang Tùng, Tổng Giám đốc BIC cho biết “Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để triển khai sản phẩm vì với mật độ bão xảy ra ngày càng dày như hiện nay, nhu cầu bảo hiểm đặt ra ngày càng bức thiết, cùng với nhận thức cởi mở hơn của người trồng đối với sự cần thiết của việc bảo hiểm vườn cây sẽ tạo điều kiện cho BIC tiếp cận dễ hơn với khách hàng.”
Trước mắt, BIC sẽ tập trung bảo hiểm cho các cây cao su trước các rủi ro mà người nông dân thường xuyên phải đề phòng và đối mặt là bão. Sau khi triển khai ổn định sản phẩm, BIC sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng địa bàn và rủi ro bảo hiểm cũng như triển khai áp dụng thêm cho các cây công nghiệp khác cũng có nhu cầu bảo hiểm như điều, càphê./.
Minh Thúy (Vietnam+)